Kỹ thuật ném bom hạt nhân ngược đời của phi công Mỹ

Kỹ thuật ném bom hạt nhân ngược đời của phi công Mỹ
Việc ném bom ở tư thế lộn ngược giúp phi công oanh tạc cơ chiến lược Mỹ có thêm thời gian thoát khỏi vùng ảnh hưởng của vụ nổ hạt nhân.

Thời Chiến tranh Lạnh, Mỹ tăng cường thử nghiệm bom hạt nhân có sức công phá mạnh. Không quân Mỹ cũng sử dụng máy bay ném bom B-47 để nghiên cứu động tác ném bom lộn ngược, giúp phi công nhanh chóng thoát khỏi tầm ảnh hưởng của quả bom hạt nhân, theo War History.

Player Loading...

Kỹ thuật ném bom lộn ngược, được các phi công gọi là "vòng lượn của kẻ ngốc", được thực hiện bằng cách điều khiển phi cơ bay thấp về phía mục tiêu, sau đó bất ngờ vọt lên cao và thả quả bom hạt nhân khi máy bay ở vị trí thẳng đứng với mặt đất. Quán tính khiến quả bom bay lên cao, sau đó lượn ngược về phía mục tiêu. Kỹ thuật này giúp phi công có thêm thời gian thoát ly đến vị trí an toàn trước khi bom phát nổ.

Động tác này giúp máy bay ném bom không phải bay thẳng về mục tiêu và đi vào khu vực được bảo vệ bởi các hệ thống phòng không dày đặc, cũng như hạn chế ảnh hưởng của vụ nổ bom thông thường hay hạt nhân.

Kỹ thuật ném bom hạt nhân ngược đời của phi công Mỹ ảnh 1

Kỹ thuật này lần đầu được oanh tạc cơ B-47 thuộc căn cứ không quân Eglin trình diễn trước công chúng vào ngày 7/5/1957. Phi công bay thấp, sau đó kéo cao và cắt bom ở thời điểm được tính toán tự động. Máy bay thực hiện động tác lượn nửa vòng và thoát ly khỏi khu vực. Vị trí bom rơi xuống nằm khá xa so với điểm cắt bom.

Theo chuyên gia quân sự Sam Eifling, việc phi công cắt bom ở thời điểm máy bay thẳng đứng so với mặt đất giúp quả bom tiếp tục bay lên cao, trước khi rơi xuống mục tiêu. Trong khi đó, máy bay sẽ đạt đến đỉnh của vòng lộn và cơ động thoát ly ngược với hướng ném.

Dù đây là cách tuyệt vời để thoát ly sau khi ném bom, kỹ thuật này cũng có nhiều nhược điểm. Động tác ném bom lộn ngược khiến máy bay và phi công phải chịu thêm lực gia tốc quá tải (G) khá lớn. Bên cạnh đó, nó khó có thể giúp máy bay thoát khỏi bức xạ nhiệt hay tia phóng xạ từ vụ nổ hạt nhân, cũng như sức công phá khủng khiếp của các quả bom nhiệt hạch.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG