Tiêm kích Nga qua trải nghiệm của một phi công Mỹ

Tiêm kích MiG-29
Tiêm kích MiG-29
TPO - Tiêm kích MiG-29 của Nga bay lần đầu tiên vào năm 1977. 42 năm sau, đây là một trong những dòng máy bay chiến đấu nhiều nhất thế giới. Tính đến năm 2018, khoảng 820 chiếc MiG-29 và các biến thể đã được đưa vào biên chế, chiếm 6% tổng số máy bay quân sự trên thế giới.

Nhưng vào khoảng năm 2001, một phi công F-15E của Mỹ nhận thấy chiếc tiêm kích hai động cơ của Nga có tầm hoạt động hạn chế và khả năng nhận thức tình huống, theo National Interest.

Guy Razer, khi đó là một trung tá trong Không quân Mỹ, vào thời điểm đó là học viên của Chương trình Lãnh đạo Chiến thuật của NATO, một tổ chức đào tạo các phi công chiến đấu của liên minh. Ba Lan gia nhập NATO năm 1999 và đưa vào liên minh một lực lượng lớn máy bay chiến đấu do Liên Xô sản xuất.

Vào giữa năm 2001, Razer được triển khai đến một căn cứ không quân bên ngoài Warsaw, nơi Phi đội 1 của lực lượng không quân Ba Lan sử dụng các máy bay MiG-29. Razer, nay 61 tuổi và đã nghỉ hưu, nhớ lại: “Chúng tôi được giao nhiệm vụ giới thiệu các chiến thuật của phương Tây cho họ, trong khi chúng tôi cũng chịu trách nhiệm quyết định về khả năng phối hợp của họ với chúng tôi trong tương lai gần.

“Điều tôi nhớ nhất là tình bạn gần như tức thì đã phát triển trong một khoảng thời gian ngắn như vậy,” Razer nói. “Họ thực sự tuyệt vời khi được chia sẻ thời gian và họ hoàn toàn sẵn lòng và vui mừng được học hỏi từ chúng tôi và chia sẻ với chúng tôi nhiều điều từ quan điểm của họ về công việc, lối sống và cam kết bảo vệ tổ quốc của họ”.

"Hai lần xuất kích cuối cùng của chúng tôi bao gồm một cuộc tập trận dạng như bài tốt nghiệp với bốn chiến đấu cơ MiG-29 hộ tống bốn cường kích Su-22  của Ba Lan bay ở độ cao thấp tới một mục tiêu được bảo vệ bởi bốn máy bay F- 16 của NATO”.

Razer nói: “Tôi đã ngồi ở ghế sau của chiếc MiG-29 dẫn đầu”. So với chiếc F-15E được trang bị động cơ Pratt & Whitney mà Razer đã sử dụng, MiG-29 "có khả năng cơ động cao khi cần thiết nhưng dường như sử dụng rất nhiều nhiên liệu để biến điều đó thành hiện thực”.

Trong cùng một sự kiện huấn luyện, Razer đã có cơ hội lái chiếc MiG một thời gian ngắn. Trải nghiệm này nhấn mạnh ấn tượng của ông về chiếc máy bay chiến đấu hai đuôi. "Một lần nữa, chiếc tiêm kích có khả năng cơ động cao, nhưng thiếu khả năng nhận thức tình huống tổng thể  và tầm bay so với máy bay NATO của chúng tôi."

Razer cho biết: “Chúng tôi đã quen với việc hoạt động trong các đội hình lớn, linh hoạt và sáng tạo trên không”, trái ngược với lực lượng không quân kiểu Liên Xô phụ thuộc nhiều vào điều khiển mặt đất để hướng dẫn phi công tiếp cận các mục tiêu.

So với cách các phi công Mỹ và NATO hoạt động, đối với người Ba Lan "đó là một môi trường bị kiểm soát nhiều hơn." “Mặc dù chúng tôi luôn bị giám sát, nhưng chúng tôi không bị kiểm soát,” Razer giải thích. "Đó là một góc nhìn khác."

Razer nói: “Sở chỉ huy mặt đất có khả năng kiểm soát gần như mọi phi công. "Chúng tôi muốn thoát khỏi họ."

Trong một lần triển khai, Razer cũng bay trên ghế sau của một chiếc Su-22 của Ba Lan và mô tả loại máy bay này là "cơ bắp" nhưng không phức tạp. Các phi công Sukhoi, như phi công MiG, phụ thuộc vào chỉ huy mặt đất để bay và thậm chí khi nào thì sử dụng vũ khí.

Năm 2001, các máy bay MiG của Ba Lan mang các thiết bị định vị GPS. Razer nói: “Khả năng này dường như là một khái niệm hoàn toàn mới đối với họ. "Thật là một điều tuyệt vời khi thấy đôi mắt của họ sáng lên trong sự ngạc nhiên thực sự trước khả năng suy luận và nhìn thấy bức tranh lớn này!"

Giữa các chuyến bay, các phi hành đoàn NATO "ăn thịt nướng, uống một vài cốc bia và có thể một chút vodka, kể những câu ", Razer nhớ lại. "Chúng tôi thực sự không khác nhau chút nào."

Việc đào tạo đã được đền đáp cho người Ba Lan. Vài tháng sau vào tháng 9 năm 2001, các máy bay MiG-29 của Ba Lan tham gia một cuộc tập của NATO ở Na Uy với sự tham gia của hơn 50 máy bay chiến đấu.

18 năm sau, Ba Lan vẫn vận hành khoảng 30 chiếc MiG-29 cùng với F-16 và những chiếc Su-22 cũ.

MỚI - NÓNG
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
TPO - Ngày 13/12, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định cho biết đã thông báo tổ chức giao thông tạm thời qua cầu Thị Nại, TP. Quy Nhơn. Thời gian xếp xe thử tải bắt đầu từ lúc 8h đến 22h ngày 15/12. Đây là cầu vượt biển đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, hiện là cầu vượt biển dài thứ 2, sau cầu Tân Vũ - Lạch Huyện ở Hải Phòng.