Chuỗi triển lãm quốc tế đầu ngành về công nghiệp dệt may 2024

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sự kiện thuộc chuỗi triển lãm quốc tế về ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam và được các cơ quan đầu ngành bảo trợ, phối hợp tổ chức như: Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Hội Dệt May Thêu Đan TP Hồ Chí Minh, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam…

Từ ngày 23 - 25/10, tại Trung tâm triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội, 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội diễn ra Triển lãm quốc tế Ngành công nghiệp Dệt và May – Thiết bị, Nguyên phụ liệu và Vải 2024 (HanoiTex & HanoiFabric 2024).

Tại lễ khai mạc, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn trong tiến trình hội nhập và phát triển. Năm 2024, ngành dệt may có thể đạt 44 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu tăng gần 10% so với năm 2023. Ngành đã xuất khẩu sản phẩm sang 104 thị trường, đa dạng hoá được đối tượng khách hàng và mặt hàng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường xuất khẩu được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu có sự tăng trưởng, ngành dệt may còn đứng trước nhiều thách thức trong chiến lược phát triển chung của toàn cầu, nổi bật là các tiêu chuẩn khắt khe hơn từ nhà mua hàng tại thị trường EU, Mỹ. Cùng với đó là xu thế phát triển xanh, bền vững, số hoá… vì vậy các doanh nghiệp cần tập trung đầu tư công nghệ để thích ứng, đón nhận các cơ hội từ thị trường.

“HanoiTex & HanoiFabric 2024 mang lại những thiết bị và công nghệ tiên tiến, nhất là các giải pháp về nguyên phụ liệu để các doanh nghiệp dệt may trong nước thích ứng với các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các giải pháp về công nghệ để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao nhất từ thị trường, cũng như hưởng lợi từ các FTAs”, Chủ tịch Vitas nhấn mạnh.

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Vinatex cho biết, trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu chính của dệt may có sự cải thiện về nhu cầu tiêu dùng, cùng sự bất ổn chính trị của các quốc gia cạnh tranh như Bangladesh, Myanmar… Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiếp tục được hưởng lợi, nhiều doanh nghiệp may đang có các đơn hàng hết quý II, thậm chí đến quý III/2025.

Theo ông Trường, HanoiTex & HanoiFabric được tổ chức định kỳ hàng năm vào tháng 10 tại Hà Nội, trưng bày những xu hướng, công nghệ mới nhất trong sản xuất nguyên liệu dệt may, cùng với các loại vải đa dạng, tập trung vào các thương hiệu uy tín trong nước và quốc tế về thiết bị, máy móc dệt may.

Trung bình mỗi năm, triển lãm đón tiếp gần 10.000 lượt khách tham quan thương mại. Năm nay, triển lãm có quy mô hơn 6.000m² – tăng 10% so với năm 2023, thu hút hơn 210 nhà triển lãm đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ như Ấn Độ, Bangladesh, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Hồng Kông, Litva, Nhật Bản, Thụy Sỹ, Trung Quốc và Việt Nam…

MỚI - NÓNG
Độc đáo món ‘bún lắc’ tại chợ nổi Cái Răng
Độc đáo món ‘bún lắc’ tại chợ nổi Cái Răng
TPO - Chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ được Tạp chí Du lịch Rough Guide (Anh) bình chọn là 1 trong 10 chợ ấn tượng nhất thế giới. Đến chợ nổi Cái Răng, du khách không chỉ chứng kiến cảnh thương hồ mua bán, trao đổi hàng hóa ngay trên sông đậm chất sông nước, còn không thể bỏ qua một trải nghiệm văn hóa ẩm thực độc đáo khác là ‘bún lắc’.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Lãnh đạo doanh nghiệp xuất trận cứu nguy cho cổ phiếu

Lãnh đạo doanh nghiệp xuất trận cứu nguy cho cổ phiếu

TPO - Khi cổ phiếu liên tục lao sàn, lãnh đạo Công ty CP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân, Công ty CP Gemadept, Công ty CP Nam Việt, Tổng công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng… đã chi hàng chục tỷ đồng mua vào cổ phiếu hoặc bị bán giải chấp hàng chục triệu cổ phiếu.
Thấy gì về 'Ngày giải phóng' của ông Trump?

Thấy gì về 'Ngày giải phóng' của ông Trump?

TPO - “Ngày giải phóng” mà Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố được chuyên gia nhận định là ngày lao dốc thị trường. Quyết định áp thuế nhập khẩu cao nhất trong 100 năm trở lại đây châm ngòi cuộc khủng hoảng niềm tin, hàng nghìn tỷ USD bốc hơi khỏi thị trường, Phố Wall rơi vào trạng thái báo động.