Chữa cho 'cụ' rùa dưới nước hay trên bờ?

“Cụ” Rùa đang yếu đi từng ngày mà vẫn chưa có phương pháp chữa trị Ảnh: Xuân Phú
“Cụ” Rùa đang yếu đi từng ngày mà vẫn chưa có phương pháp chữa trị Ảnh: Xuân Phú
TP - Vấn đề được các nhà khoa học tập trung bàn bạc bây giờ là nên can thiệp, chữa trị cho 'cụ' Rùa hồ Gươm (Hà Nội) ở dưới nước hay đưa 'cụ' lên bờ.

> Chùm ảnh cụ rùa nổi mang nhiều vết thương trên mình
> Báo động mới về sức khoẻ Cụ Rùa 

“Cụ” Rùa đang yếu đi từng ngày mà vẫn chưa có phương pháp chữa trị Ảnh: Xuân Phú
"Cụ" Rùa với thương tích đầy mình. Ảnh: Hải Lê

Thăm cụ dưới lòng hồ

Anh Nguyễn Văn Thịnh - Cty TNHH Kỹ thuật - Công nghệ và thương mại HTH, đã thiết kế một thiết bị chuyên dụng để bắt rùa hồ Hoàn Kiếm. Anh Thịnh cho rằng, có thể nuôi nhốt tạm thời cụ Rùa trong một không gian riêng ngay trong chính lòng hồ.

Theo trình bày của anh Thịnh, thiết bị bắt rùa có đường kính khoảng 10 -15m, phần đáy có túi riêng biệt, đường kính khoảng 3m, đủ để chứa được cụ Rùa, sau khi cụ Rùa bơi vào có thể cẩu lên bờ. Thiết bị này có thể vừa dùng để bắt, vừa là nơi nuôi nhốt, chăm sóc riêng biệt cho rùa.

Hà Nội đang gấp rút bàn bạc để đưa ra quyết sách cuối cùng vào ngày 25-2, theo đó, phương án can thiệp trực tiếp đến 'cụ' Rùa có thể được lựa chọn, thay vì chỉ làm sạch và dọn dẹp môi trường hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Rùa sống trong thiết bị này vẫn như trong môi trường nước hồ nhưng trong lành hơn, giàu ô xy hơn nhờ các thiết bị lọc và bơm bổ sung ô xy gắn kèm. Thiết bị làm giàu ô xy là thiết bị tạo vi bọt, là kỹ thuật mới được nghiên cứu dùng trong ngành nuôi trồng thủy sản…

TS Bùi Quang Tề, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1, lại trình làng bể xử lý thuốc cho cụ Rùa hoặc hình vuông 50m3, hoặc hình tròn đường kính 5m, kèm bể nuôi dưỡng kích thước 400m3. Bể làm bằng nhựa HDPE an toàn không gây xây xát cho cụ Rùa khi nuôi nhốt.

Sau khi đưa cụ vào bể, dùng thuốc khử trùng ngoài da, nước ôxy già, cồn iot hoặc thuốc tím để rửa vết thương. Bể này đặt ngay tại hồ Hoàn Kiếm. TS Tề cũng đề xuất bôi thuốc mỡ kháng sinh diệt vi khuẩn gây bệnh cho cụ Rùa. Có thể sử dụng các thuốc trị nhiễm trùng bằng thảo dược như tỏi, sài đất, nhọ nồi….

TS Phan Thị Vân – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản, cũng đề xuất đưa cụ Rùa lên bờ nhưng phải chuẩn bị hết sức chu đáo. Trang thiết bị cần thiết bao gồm phòng thí nghiệm chẩn đoán bệnh động vật thủy sản (bao gồm hóa chất và trang thiết bị lấy mẫu, chẩn đoán phù hợp), bể lớn với nguồn nước sạch để có thể cách ly Rùa trong thời gian dùng thuốc, ao nước có nguồn nước sạch, phù hợp cho các hoạt động sinh lý của Rùa dùng để thả Rùa sau khi chữa trị nhằm theo dõi hậu chữa trị trong một thời gian nhất định.

“Cụ” Rùa đang yếu đi từng ngày mà vẫn chưa có phương pháp chữa trị Ảnh: Xuân Phú
“Cụ” Rùa đang yếu đi từng ngày mà vẫn chưa có phương pháp
chữa trị. Ảnh: Xuân Phú.

Tốt nhất là đưa lên cạn

Cung cấp các bức ảnh ba ba bị viêm phổi, Ths Kim Văn Vạn, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội cho rằng cần phải tiến hành các biện pháp thăm khám cho cụ Rùa trên cạn vì ở dưới nước thì rất khó chẩn đoán bệnh. Có nhiều trường hợp ba ba nuôi khi mổ ra mới biết bị viêm phổi nặng, hai lá phổi tím đen, nhưng nhìn bên ngoài thì không có vấn đề gì.

Điều quan trọng là khi đưa cụ Rùa lên cạn cần giữ ấm cho cụ, vệ sinh sạch sẽ trên thân, sau đó dùng thuốc sát trùng xử lý vết thương rồi dùng kháng sinh đặc hiệu với vi khuẩn chuyên gây bệnh cho động vật thủy sản như Erythromycine, Imequyl… bôi lên chỗ bị tổn thương. Giữ yên cụ Rùa trên cạn để thuốc phát huy tác dụng. Ngày tiến hành 2 lần bôi thuốc, xử lý trong 5 ngày liên tục. Song song với việc này, cần tiến hành xử lý nước hồ, bùn đáy hồ để cụ Rùa khi được thả xuống không bị tái nhiễm.

Dù bằng biện pháp nào, thì theo ông Đặng Gia Tùng, Phó Giám đốc Vườn thú Hà Nội cũng cần phải bổ sung ngay một cơ quan chuyên môn trong thành phần Ban chỉ đạo khẩn cấp chăm sóc và bảo vệ cụ Rùa. Đó là Trung tâm Chẩn đoán Thú y Quốc gia và Viện Thú y quốc gia. Hai đơn vị này đều không có mặt trong buổi họp báo ngày 15-2 do Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức lấy ý kiến giới khoa học về phương án cứu cụ Rùa Hồ Gươm.

Đề cập đến bài thuốc, TS Tề đề xuất bôi thuốc mỡ kháng sinh diệt vi khuẩn gây bệnh cho cụ Rùa. Có thể sử dụng các thuốc trị nhiễm trùng bằng thảo dược như tỏi, sài đất, nhọ nồi.

Còn TS Phan Thị Vân cho rằng nếu cụ Rùa bị tổn thương cơ học (do các lưỡi câu chùm móc vào hoặc do va đập với các vật chắn dưới hồ) thì thông thường sẽ tự khỏi nếu môi trường không ô nhiễm.

Nhận định nguyên nhân vết thương, vẫn theo TS Vân, trên các bức ảnh chụp có thể thấy dường như các vết thương đã bị nhiễm khuẩn, gây nhiễm trùng, tạo thành các vết lở loét. Các vết trắng trên thân cụ Rùa có thể do tổn thương đã lâu nên đóng vảy và trở thành mãn tính. Cũng không loại trừ sự có mặt của các loại nấm gây hại, đặc biệt trong thời kỳ nhiệt độ xuống thấp.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG