> “Bẫy nóng” khi teen mua hàng online
Trước hết, hãy liếc qua 7 dấu hiệu của một shopaholic!
1. Coi shopping như một cách giải tỏa stress: Trong khi các cô bạn thân đều đang đi học làm bánh, học yoga, trồng cây cảnh hoặc trang trí nhà cửa thì nàng lại chỉ cảm thấy dễ chịu khi được dạo quanh các trung tâm mua sắm, nhìn ngắm và trả tiền cho những món đồ long lanh trong tủ kính, và cảm giác chán chường bỗng chốc tan biến. Nàng đi mua sắm mỗi khi có thời gian rảnh, mỗi khi buồn chán để khiến lượng adrenalin trong cơ thể tăng lên, hòng mua lấy cảm giác vui vẻ chốc lát tạm thời.
2. Mua, nhưng chẳng dùng đến bao giờ. Cô nàng nghiện mua sắm thường mua các món đồ, sau đó cất tủ hoặc để trên kệ lâu đến mức bám đầy bụi. Đôi khi, nàng lôi ra dưới đáy tủ hàng tá những chiếc đầm vẫn còn treo lủng lẳng nguyên mác!
3. Mua không suy nghĩ! Nàng chẳng ngại ngần mua ngay một chiếc váy hợp mắt mà không cần thử, rút ví sắm ngay một cái áo vest mốt nhất mà màu của nó không hề hợp với màu da hay vóc dáng của nàng.
4. Nàng có đến… 3 chiếc áo khoác, 4 chiếc quần jeans, 5 váy liền ôm sát mà kiểu dáng và màu sắc của chúng chẳng khác nhau là mấy!
5. Giấu diếm chồng và người thân về những món đồ mới mua. Bởi vì đôi khi nàng nhận ra việc mua sắm của mình là không hợp lý, tuy nhiên nàng không thể ngừng việc đó lại.
6. Nàng thực sự không hề biết mình đã tiêu bao nhiêu tiền.
7. Nàng sung sướng hỉ hả đến phát điên khi mua được một món đồ giảm giá.
9 bước để chữa bệnh nghiện mua sắm
>> Thay vì coi shopping như một liều thuốc giảm stress hiệu quả, hãy mua sắm chỉ khi nào bạn thật sự cần!
>> Nếu món đồ đó phù hợp với bạn một cách hoàn hảo, hãy mua ngay, nếu không bạn sẽ tiếc đấy! Thà mua được một món đồ tuyệt hảo còn hơn vác về cả núi quần áo trăm cái như một mà cả năm bạn cũng chẳng mặc đến.
>> Nếu còn do dự rất nhiều về một món đồ, tốt nhất, đừng mua! Bạn đã thử chiếc váy đó và xoay đi xoay lại chục lần trong phòng thử đồ, bạn thấy nó cũng vừa mắt nhưng vẫn băn khoăn không biết có nên mua không, vậy thì món đồ đó nên ở lại cửa hàng!
>> Nếu đang do dự về hai kiểu áo có vẻ tương đương nhau, hãy chọn cái có chất liệu tốt hơn.
>> Nếu bạn không thể đi giày cao gót, đừng mua chúng! Mặc dù đó là những công cụ hữu hiệu giúp đôi chân dài ra và thân hình có vẻ sexy hơn nhưng nếu bạn cảm thấy đau hoặc bất tiện, đừng cố mua giày cao gót làm gì!
>> Làm chủ thời trang chứ đừng để thời trang làm chủ mình! Nên chọn quần áo hợp với mình về chất liệu, màu sắc và mặc trong hoàn cảnh nào chứ đừng chạy theo mốt. Yên tâm đi, mốt thời trang sẽ lại quay vòng mà!
>> Phụ kiện rất quan trọng! Thay vì mua một bộ cánh cầu kỳ đắt tiền chỉ để mặc 1 lần, bạn nên để ý đến khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, nhẫn, khăn quàng… để kết hợp với những bộ đồ sẵn có, biết đâu lại cho kết quả thú vị!
>> Giống như cơm, rau, thịt là những món chính trên bàn ăn mỗi ngày, tủ quần áo cũng cần những món đồ cơ bản nhưng dễ kết hợp với nhau như: quần jeans, chân váy ngắn ôm dạng bút chì, sơ mi trắng, áo khoác cardigan, váy liền thanh lịch, áo vest đơn giản.
*Không nên kết hợp quá 3 tông màu trên một bộ đồ, một trong số đó nên là gam màu trung tính như nâu đất, xám nhẹ, be…
Có vài thông tin bạn nên đọc Trung bình một phụ nữ dành 25.184 giờ 53 phút để đi mua sắm trong khoảng thời gian 63 năm, tương đương 8,5 năm trong cuộc đời. Mỗi năm, trung bình họ có 301 cuộc mua sắm, mất khoảng 399 giờ 46 phút, trong đó là 30 lần dành cho quần áo, 15 lần cho giày và 18 lần cho các đồ phụ kiện. Ngoài ra, các nàng có 19 cuộc shopping kéo dài khoảng 36 tiếng và 17 phút để mua sắm cho gia đình, người thân và bạn bè. Và mặc dù không còn nhiều tiền, họ vẫn “window shopping” (ngắm hàng hóa mà không mua) tới 51 lần trong năm. |