Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự Cuộc họp cấp cao TPP

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Phu nhân đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân Ảnh: TTXVN
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Phu nhân đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân Ảnh: TTXVN
TP - Ngày 12-11 (giờ Mỹ) tại Mỹ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tham dự Cuộc họp cấp cao các thành viên Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

> Mỹ muốn nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev; tiếp Thủ tướng Úc Julia Gillard…

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Phu nhân đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân Ảnh: TTXVN
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Phu nhân đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân. Ảnh: TTXVN.

Tham dự cuộc họp cấp cao TPP (do Tổng thống Mỹ Barack Obama chủ trì) có lãnh đạo 9 nước thành viên gồm Úc, Brunei, Chile, New Zealand, Malaysia, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Cuộc họp thông qua Tuyên bố của các nhà lãnh đạo thành viên TPP, khẳng định đàm phán đã đạt thỏa thuận về khung tổng thể của hiệp định.

Các nhà lãnh đạo đánh giá cao nỗ lực của cơ quan hữu quan những nước thành viên trong quá trình đàm phán gần 2 năm qua và nhất trí tiếp tục phấn đấu để có thể cơ bản hoàn tất văn bản pháp lý của hiệp định. Cuộc họp cũng hoan nghênh nguyện vọng của Nhật Bản và một số nước trong khu vực mong muốn tham gia tiến trình đàm phán.

Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị các thành viên cùng nhau nỗ lực bảo đảm tiến trình đàm phán hướng tới một hiệp định cân bằng, thực sự đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững của tất cả thành viên, chú trọng nguyên tắc “vì sự phát triển”, hợp tác nâng cao năng lực và quan tâm đầy đủ trình độ phát triển khác nhau cũng như tính đa dạng của các thành viên.

Đẩy mạnh hợp tác với Trung Quốc, Nga, Úc

Bên lề Hội nghị cấp cao APEC, ngày 12-11, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev nhất trí xem xét đẩy mạnh hợp tác quốc phòng, an ninh tại châu Á - Thái Bình Dương.

Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định sự cần thiết phải giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ trước khi ký hiệp ước hòa bình giữa hai nước.

Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy hợp tác năng lượng.

Thái An
Theo Kyodo

Ngày 12-11, bên lề Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Mỹ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Lãnh đạo hai nước nhất trí về những phương hướng lớn để tăng cường sự tin cậy, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, cũng như về các vấn đề quốc tế, khu vực mà hai bên cùng quan tâm.

Lãnh đạo hai nước cũng nhất trí đẩy mạnh các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước; thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại một cách thực chất và hiệu quả, thực hiện tốt Quy hoạch phát triển 5 năm về hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc 2011-2016; tăng cường giao lưu giữa nhân dân hai nước…

Về vấn đề biển Đông, hai bên nhất trí giải quyết thỏa đáng thông qua đàm phán hòa bình. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ, trong quá trình giải quyết vấn đề biển Đông, hai bên cần tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, nghiêm túc thực hiện Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 và Tuyên bố của các bên về ứng xử trên biển Đông.

Hai vị lãnh đạo cũng thống nhất sẽ phối hợp và hợp tác chặt chẽ để Hội nghị APEC lần này thành công và đảm bảo lợi ích chính đáng của các nước đang phát triển trong tiến trình khu vực hóa, toàn cầu hóa kinh tế.

Cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, nói rằng dù quan hệ Việt Nam - Nga phát triển rất tốt đẹp, song tiềm năng hai bên còn rất lớn; các bộ, ngành hai nước cần triển khai có hiệu quả những thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao, chủ động tìm ra biện pháp thiết thực để thúc đẩy quan hệ.

Chủ tịch nước đề nghị phía Nga đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án lớn tại Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực năng lượng, kỹ thuật quân sự, và đặc biệt cần đưa dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 trở thành biểu tượng mẫu mực cho quan hệ hữu nghị, hợp tác mới giữa hai nước.

Tổng thống Nga hoàn toàn nhất trí với các ý kiến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước.

Cùng ngày, tại buổi tiếp Thủ tướng Úc Julia Gillard, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng, lãnh đạo hai nước cần duy trì thăm viếng lẫn nhau và tiếp xúc song phương bên lề các hội nghị quốc tế; các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ để có biện pháp thiết thực nhằm tăng cường quan hệ hai nước.

Thủ tướng Gillard hoàn toàn nhất trí với những đánh giá của Chủ tịch nước, nhấn mạnh Úc coi trọng quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam, mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ Việt Nam - Úc.

Theo Thông Tấn Xã Việt Nam

Các nhà lãnh đạo liên quan đàm phán TPP đặt mốc đạt được hiệp định là tháng 7-2012, Thủ tướng Malaysia Najib Razak nói tại Mỹ hôm 12-11. Tổng thống Mỹ Barack Obama nói mục tiêu đạt được hiệp định chính thức trong vòng 12 tháng tới.

Tuy nhiên, còn 11 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, chưa đồng thuận dự án tham vọng tạo ra khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới. TPP bị những người ủng hộ chính sách bảo hộ trong nước phản đối. Ngành nông nghiệp Nhật Bản đã thu thập được 11,7 triệu chữ ký phản đối TPP.

Lê Nhi
Theo Bloomberg

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG