'Chiếu dời đô' khổng lồ

Phiên bản thu nhỏ của Chiếu dời đô
Phiên bản thu nhỏ của Chiếu dời đô
TP - 'Chiếu dời đô' kỷ lục do các nhà thư pháp, họa sĩ và nghệ nhân tài hoa chế tác vừa được Ban chỉ đạo Quốc gia 1.000 năm Thăng Long công bố chính thức sáng qua (20-9).
Phiên bản thu nhỏ của Chiếu dời đô
Phiên bản thu nhỏ của 'Chiếu dời đô.'

Tuy nhiên, mới chỉ có phiên bản thu nhỏ. Bản chính của công trình thư pháp mạ vàng lớn kỷ lục vẫn đang nằm ở làng nghề Đồng Kỵ (Bắc Ninh) chờ ngày ra mắt chính thức. Chiếu nặng gần 5 tấn, kích thước 458cm x 385cm. Chế tác từ 7 tấn gỗ nguyên khối thuộc loại quý hiếm. Mặt trước của tác phẩm là nguyên bản chữ Hán Chiếu dời đô với 214 chữ đồng mạ vàng. Mặt sau là bản phiên âm và bản dịch Việt- Anh.

Tác phẩm thư pháp mạ vàng trên nền gỗ quý tự nhiên duy nhất, có trọng lượng và kích thước lớn nhất này sẽ được đăng ký xác lập kỷ lục Việt Nam.

Ý tưởng về Chiếu dời đô khổng lồ mừng đại lễ được nhà thư pháp Nguyễn Văn Bách và các nghệ nhân ấp ủ từ năm 2000. Mãi năm 2005, sau ba lần tai biến mạch máu não, nhà thư pháp tuổi 87 mới bắt tay vào thảo Chiếu dời đô. Có chữ trên giấy rồi, làm sao thể hiện trên chất liệu đồng? Đến lượt nghệ nhân Thế Long, người làng gò đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với đôi bàn tay và những dụng cụ thô sơ như giũa, kìm, búa, tỉ mỉ gò những mảnh đồng thô thành các con chữ trong suốt 180 ngày.

Nhà điêu khắc Trần Tuy và nghệ nhân chạm khắc Vũ Quý (làng Đồng Kỵ) đảm nhận phần thiết kế. Đầu năm 2010, Chiếu dời đô chính thức hoàn thành trên bản vẽ. Khung và bệ gỗ của tác phẩm được nghệ nhân Đồng Kỵ chạm khắc khá cầu kỳ. Hai rồng thời Lý chầu mặt nguyệt, hai phượng hai bên trong tư thế bay lên cùng nhiều họa tiết đặc trưng thời Lý và những đài sen biểu tượng cho Thăng Long- Hà Nội nghìn năm.

Ngày 30-9, người dân cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) sẽ là những người đầu tiên được chiêm ngưỡng tác phẩm. Chiếu dời đô khổng lồ được rước từ Hoa Lư ra Hà Nội theo đường bộ và trưng bày tại vườn hoa Lý Thái Tổ trong ngày 2-10. Sau đó được trưng bày tại Văn Miếu trong khuôn khổ triển lãm thư pháp chào mừng đại lễ. Dự kiến sẽ tặng lại và trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội.

MỚI - NÓNG
3 người tử vong trên sông Pô Kô, có 2 cán bộ huyện
3 người tử vong trên sông Pô Kô, có 2 cán bộ huyện
TPO - Thấy chị T (công chức Phòng TN&MT huyện Đức Cơ) trượt chân rơi xuống sông Pô Cô, trung tá N.V.V (Đội trưởng Đội CSGT Công an huyện Đức Cơ) và anh L.K.L (trú tại TP.Pleiku, Gia Lai) lao xuống cứu nhưng không được, cả ba người bị dòng nước chảy xiết cuốn tử vong.