Công ty Bia Huế cùng Tiền Phong thắp sáng 'Niềm hy vọng'

Chàng trai nghèo mê hội họa

Chàng trai nghèo mê hội họa
TP - Không đủ tiền đóng học phí và mua dụng cụ hội họa, cậu sinh viên nghèo nhiều tuần phải nghỉ học một, hai buổi đi làm thêm.
Chàng trai nghèo mê hội họa ảnh 1


Tôi gặp Công trong quán cơm bụi khi trời vừa chập tối. Gương mặt Công khá chững chạc so với bạn bè cùng trang lứa. Công tâm sự: “Có quá nhiều thứ phải lo khi ăn học xa nhà; trong khi sức khỏe cha mẹ em ngày càng yếu”.

Người bán cơm nói nhỏ với tôi: “Hôm nào cậu ấy cũng ăn suất cơm rẻ nhất. Biết hoàn cảnh nó khó khăn, tôi thường thêm cho cháu chút đồ ăn”.

Nguyễn Văn Công là sinh viên lớp ĐH 3 Khoa Hội họa Trường ĐH Nghệ thuật Huế. Sinh trưởng trong một gia đình bốn anh chị em, nhà nghèo nên anh chị của Công phải nghỉ học giữa chừng.

Công bước chân vào giảng đường đại học cũng là lúc cha mẹ đã về già. Để có tiền lo cho cậu út học hành, mẹ đi đan, vá lưới thuê; còn cha Công đi giữ tàu thuê cho hàng xóm láng giềng.

Những ngày trời trở, lòng cậu sinh viên như lửa đốt: “Mẹ em bị huyết áp, cha già yếu, không biết còn đủ sức để giúp việc cho người ta hay không. Nếu một vài ngày thất nghiệp, cả gia đình chẳng biết lấy chi mà sống”- Công kể.

Chắt chiu từng đồng, hàng tháng, cha mẹ gửi cho Công 500.000 đồng. Hàng đêm, từ 19 giờ - 23 giờ, cậu SV nghèo đạp xe lên phường Kim Long làm thêm ở một xưởng vẽ. Số tiền công ít ỏi giúp Công trang trải chi phí sinh hoạt.

Năm nay, áp dụng mức thu học phí mới, việc ăn học của Công trở nên chật vật hơn. Không có kinh phí mua vật tư mỹ thuật, Công sử dụng số tiền học phí nhà gửi vào. Thiếu tiền nộp học phí cho trường, Công có tuần phải nghỉ học một, hai buổi để đi làm thêm.

“Em sẽ cố gắng để kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp, kịp trả hiếu cho cha mẹ. So với anh chị em trong gia đình, em còn may mắn khi được ăn học đến nơi đến chốn” - Công nói.

MỚI - NÓNG
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm
TP - “Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn. Dự kiến tháng 7/2026, nơi in dấu chân chị Trâm sẽ kết nối hệ thống cao tốc Bắc-Nam.