Dễ nhầm với bệnh khác
Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính đường dẫn khí (phế quản) khiến nó hẹp lại, gây ra các cơn ho, khò khè khó thở. Khi các cơ quanh đường dẫn khí bị siết chặt hay thắt chặt lại với nhau, nó sẽ gây cản trở không khí được hít vào hay thở ra tại phổi.
Hen suyễn ở người lớn tuổi dễ bị đánh đồng nhầm với bệnh về tim hoặc phớt lờ cho rằng đó là bệnh tuổi già. Cũng có trường hợp nhầm với bệnh viêm phế mạn tính, khí phế thũng, viêm xoang, lao phổi, suy tim sung huyết...
Khi nào nên cảnh giác
Khò khè: tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Nhất là ban đêm, tiếng rít nghe rất rõ, người bên cạnh cũng nghe thấy.
Ho: có thể kéo dài và thường hay xảy ra. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn suyễn ban đêm. Ho rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Một số người chỉ có ho ban đêm nên rất dễ nhầm với bệnh viêm phổi, ho lao...
Căng lồng ngực: Lồng ngực như bị bóp chặt, khó chịu.
Hơi thở ngắn: Bệnh nhân thấy thở khó khăn, nhất là khi thở ra. Các tuyến nhầy tiết ra khiến bệnh nhân khó thở ngay ở nơi đầy không khí. Người bệnh thường có phản ứng rút vai thóp bụng để thở nhưng vẫn khó khăn.
Thường thì người bị hen luôn khó thở, mệt mỏi, không thể tập trung làm việc và khó ngủ. Khi gặp các triệu chứng trên, bạn hãy đi khám bác sĩ thay vì chủ quan tự điều trị hoặc bỏ mặc nó.
Mẹo tốt cho người hen suyễn
Ngậm gừng: gừng có đặc tính kháng viêm, giúp ức chế đáp ứng miễn dịch thái quá trong hen suyễn. Hơn nữa, gừng cũng có hoạt tính làm long đàm. Do vậy, ngậm gừng rất tốt cho đường thở.
Uống mật ong: Mật ong giúp làm loãng chất đàm nhớt trong phế quản và tạo điều kiện dễ dàng để tống xuất đàm nhớt ra ngoài. Có thể pha một muỗng trong nước uống hàng.
Ăn tỏi: có tác dụng ngăn cản các cơn hen.
Uống nghệ: có tác dụng giảm dị ứng do hen suyễn gây ra.
Xoa dầu mù tạt: Massage dầu mù tạt lên vùng ngực của người hen giúp giải phóng đờm.
Hạn chế sữa và lúa mì: vì những thực phẩm này thường gây tắc nghẽn ở cổ, khiến bạn càng khó thở.