Cảnh báo xu hướng chuyển vốn đầu tư

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ châu Âu ngại vào Việt Nam do thủ tục rườm rà
Nhiều doanh nghiệp bán lẻ châu Âu ngại vào Việt Nam do thủ tục rườm rà
TP - Đây là vấn đề được Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) cảnh báo, tại buổi công bố Sách Trắng 2012 về các vấn đề thương mại, đầu tư và kiến nghị, ngày 1-12. Nếu không sửa đổi, dòng vốn đầu tư sẽ chuyển sang các nước khác trong khu vực.

> Nắn thiết kế đường dẫn tránh nhà giàu
> Thoái vốn đầu tư ngoài ngành trước 2015

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ châu Âu ngại vào Việt Nam do thủ tục rườm rà
Nhiều doanh nghiệp bán lẻ châu Âu ngại vào Việt Nam do thủ tục rườm rà.

Ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham, cho biết một vấn đề cần đặc biệt lưu ý, là việc nhiều doanh nghiệp châu Âu đã quyết định không mở rộng đầu tư ở Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ của Anh, Pháp và châu Âu đã chi rất nhiều tiền để thăm dò, khảo sát thị trường nhưng rồi quyết định đầu tư ở nước khác hoặc tạm thời không đầu tư vào Việt Nam, mà chuyển sang đầu tư tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia.

Các doanh nghiệp đến Việt Nam để mở các siêu thị thường muốn mở cả một chuỗi chứ không phải một cửa hàng duy nhất. Tuy nhiên, dường như lĩnh vực bán lẻ của Việt Nam vẫn được bảo hộ khá chặt chẽ, với việc cấp giấy phép kéo dài.

Việc phát triển nhanh các chuỗi hệ thống bán lẻ cũng là một cách để giảm lạm phát, hạn chế sự tăng giá cả. Việc cấp phép đầu tư cho thấy nhiều giấy phép bị kéo dài từ 3 - 6 tháng thậm chí có giấy phép tới 3 năm vẫn chưa hoàn thiện.

“Tôi cũng khuyến khích nhiều doanh nghiệp đến đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong một thế giới đầy cạnh tranh thì Việt Nam cũng phải cạnh tranh với các nước khác. Tôi đang lo khi hiệp định AFTA (hiệp định tự do thương mại Asean) chính thức thực hiện. Nếu các doanh nghiệp không đầu tư vào Việt Nam mà sang các nước để được hưởng lợi từ thuế thì Việt Nam sẽ chậm chân hơn so với các quốc gia khác. Nếu chậm chân hơn trong một lần thì không sao nhưng chậm chân nhiều lần thì là vấn đề”- Ông Cany nói.

Tiến sĩ Matthias Duhn, Giám đốc điều hành Eurochamp cho biết, có nhiều vấn đề kiến nghị của năm trước được bê nguyên vào trong nội dung cuốn sách năm nay. Theo đánh giá của các doanh nghiệp châu Âu, cơ sở hạ tầng về đường bộ tại Việt Nam đã được cải thiện nhiều. Tuy nhiên, việc phân bổ ngân sách cho phát triển hệ thống đường quốc lộ cần làm tập trung chứ không nên đầu tư dàn trải như hiện nay, trong đó đặc biệt ưu tiên cho hệ thống đường dẫn đến các khu công nghiệp.

Khảo sát cho thấy các doanh nghiệp châu Âu rất muốn tuyển dụng người Việt vào làm việc chứ không muốn tuyển dụng người lao động châu Âu vì chi phí trả lương rất cao. Các doanh nghiệp cũng không hề muốn đưa người lao động thất nghiệp từ châu Âu sang Việt Nam. Vì vậy việc nâng cao chất lượng lao động là việc cần thiết.

Tái cơ cấu ngân hàng cần bước đi thực tế

Theo đại diện EuroCham, năm 2011 là năm rất khó khăn với các doanh nghiệp và ngân hàng ở Việt Nam. Việt Nam có những ngân hàng rất tốt nhưng cũng có những ngân hàng yếu kém. Vì thế, thời điểm hiện tại, không cần chú trọng quá nhiều đến phát triển số lượng mà phải thay bằng chất lượng.

Ngân hàng Nhà nước cũng cần điều hành linh hoạt, ví dụ như hạn mức tăng trưởng tín dụng 20% không nên cào bằng làm lợi cho ngân hàng lớn và hại cho ngân hàng nhỏ. Điều này cũng không phù hợp cho phát triển cho hệ thống ngân hàng trong tương lai.

“Ngân hàng là lĩnh vực phức tạp, rộng lớn, trong khi hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam còn khá non trẻ. Chính vì vậy, chúng tôi không kỳ vọng việc tái cấu trúc sẽ hoàn thành sớm. Đây là một quá trình dài nhưng cần phải bắt đầu và cần được thúc đẩy nhanh”- ông Alain Cany nói.

Ông Sumit Dutta, Tổng Giám đốc HSBC tại Việt Nam nói: “Chúng tôi ủng hộ cách thức chính phủ chỉ đạo điều hành hệ thống ngân hàng và ủng hộ Ngân hàng Nhà nước đã có những quy định mới về chính sách thế chấp. Dù tái cấu trúc hệ thống này không phải là dễ dàng nhưng tôi vẫn mong được nhìn thấy những bước đi thực tế trong thời gian tới”.

Giá điện Việt Nam rẻ hơn 15% so với khu vực

Theo đại diện EuroCham, giá điện của Việt Nam hiện rẻ hơn 15% so với các quốc gia láng giềng, do được trợ giá rất nhiều. Các doanh nghiệp châu Âu sẵn sàng chấp nhận giá điện tăng cao hơn. Giá điện cần được điều chỉnh dần dần để đạt tới mức tương ứng 8 – 9 cent/kWh.

Ngoài ra, yêu cầu về huy động vốn để đầu tư cho ngành điện từ nay đến 2020 với tổng số tiền 5 tỷ USD mỗi năm trong vòng 10 năm tới là việc không khả thi. Các dự án điện mới cần được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để việc huy động vốn được dễ dàng hơn. Việc thực hiện chậm trễ các dự án điện sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
TPO - Mới đây, hai du khách đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn bất ngờ xảy ra tại Khu bảo tồn Rừng Khỉ thiêng ở Ubud, Bali, Indonesia. Theo thông tin từ ban quản lý khu rừng, nguyên nhân ban đầu của sự cố được cho là một "cơn gió mạnh và bất ngờ" đã làm một cây lớn đổ xuống, gây tai nạn thương tâm.