Cảnh báo đợt lũ đặc biệt lớn ở miền Trung

Ngập lụt nặng nề ở Quảng Nam
Ngập lụt nặng nề ở Quảng Nam
TPO - Theo tin mới nhất của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam, hiện nay mực nước các sông trên địa bàn đã đạt đỉnh và xuống chậm.

Vào lúc 5h hôm nay, mực nước trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa là 9,24m, trên mức báo động III 0,24m. Trên sông Thu Bồn tại Giao Thủy mực nước là 8,35m, dưới mức báo động III 0,25m;  tại Câu Lâu là 4,25m, trên mức báo động III 0,25m; Hội An là 2,35m, trên mức báo động III 0,35m; Trên sông Tam Kỳ tại Trạm thủy văn Tam Kỳ  là 1,99m trên báo động I là 0,29m.

Dự báo trưa chiều nay mực nước trên các sông hạ lưu đạt đỉnh sau đó xuống chậm. Cụ thể, mực nước sông Vu Gia tại Ái Nghĩa là 0,58m dưới mức báo động III 0,50m. Trên sông Thu Bồn tại Giao Thủy là 7,90m, trên mức báo động II 0,40m; Câu Lâu là 4,35m, trên mức báo động III 0,35m; Hội An là 2,20m, trên mức báo động III là 0,20m. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ cấp 2 – 3.

Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương cảnh báo đây là đợt lũ đặc biệt lớn xảy ra trên diện rộng, kéo dài. Sáng nay lũ trên các sông ở TT Huế lên chậm; các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định tiếp tục lên nhanh; các sông ở Phú Yên lên lại.

Sáng ngày 16/12, Chi cục Phòng chống thiên tai khu vực miền Trung – Tây Nguyên cho biết: Tại Thừa Thiên Huế, đường QL1A từ Km866+200 đến Km867 đoạn qua xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc ngập sâu 0,3m bị ngập lụt, hiện đã thông tuyến. Các tuyến đường TL10A, TL10C, TL2 của huyện Phú Vang; đường TL19, TL8A của huyện Quảng Điền bị ngập sâu từ 0,3-0,6m; tỉnh lộ 4, khu vực tràn Thủ Lệ, xã Quảng Phước ngập sâu 0,8m; đường 11B, đoạn qua tràn Kim Can (thôn Phò Ninh, xã Phong An) bị ngập sâu khoảng 2m, đoạn qua chợ Phò Ninh (Phong An) bị ngập trên 0,8m, đoạn qua cầu Ồ Ồ (Phong Xuân) bị ngập trên 0,8m; tỉnh lộ 2 đoạn qua xã Phú Thanh ngập 0,3m; tỉnh lộ 4, đoạn Phong Bình đi Phong Chương, đoạn Lương Mai bị ngập 0,5-0,8 m; tỉnh lộ 6, đoạn thị trấn Phong Điền đi Phong Chương đoạn Khúc Lý xã Phong Thu bị ngập sâu trên l,0m; tỉnh lộ 8A, 8B qua địa phận huyện Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà ngập từ 0,5 đến 0,7 m; tỉnh lộ 10C một số đoạn qua thị trấn Phú Đa ngập 0,2m; tỉnh lộ 17, đoạn thị trấn Phong Điền đi Phong Mỹ bị ngập nhiều đoạn; tỉnh lộ 1, tỉnh lộ 2, tỉnh lộ 3, tỉnh lộ 10 A ngập trung bình từ 0,3-0,5m.

Hiện nay, nước xuống chậm nhưng vẫn còn ở mức cao nên một số tuyến đường, đặc biệt khu vực thấp trũng Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà vẫn đang còn ngập cục bộ gây khó khăn trong việc đi lại.

Tại Quảng Nam mưa lũ gây ngập cục bộ vùng ven sông thuộc các huyện Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên và TP Hội An; Các tuyến đường tỉnh lộ như: ĐT.608, ĐT.609, ĐT610 còn bị ngập nước cục bộ. Tuyến QL40B bị ngập nước tại các ngầm Km38+440, ngầm Sông Trường (Km62+378) và ngầm Nước Oa (Km62+880) gây tắc giao thông.

Hiện các huyện nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ, Tư Nghĩa và thành phố Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) đang bị ngập trên diện rộng. Các xã Hành Tín Đông, Hành Tín Tây, Hành Dũng, Hành Nhân, Thị trấn Chợ Chùa (huyện Nghĩa Hành) nước lũ đã làm chia cắt một số tuyến đường giao thông, ngập sâu từ 0,7 - 1,5m. Tại huyện Tư Nghĩa 823 hộ dân bị cô lập (Nghĩa Điền: 200 hộ, Nghĩa Phương: 200 hộ, Nghĩa Trung: 173 hộ, Nghĩa Hòa: 250 hộ). Tuyến đường quốc lộ 24B đi Sơn Hải, Sơn Thủy, Sơn Kỳ, Sơn Ba (huyện Sơn Hà) giao thông bị chia cắt, một số điểm có cầu bị ngập sâu đến 2m... Trong ngày 15/12 Quảng Ngãi, đã tổ chức di dời, sơ tán xen ghép 1.579 hộ dân nằm trong vùng bị ngập sâu, sạt lở núi đến nơi an toàn

Tỉnh Phú Yên có 17 xã, thị trấn ngập lụt, chia cắt (Huyện Tuy An, có 7 xã, thị trấn; huyện Phú Hòa: 3 xã; huyện Tây Hòa: 3 xã, 1 thị trấn; huyện Sông Hinh: 1 xã; huyện Đông Hòa, 1 xã). Đến 10 giờ sáng ngày 15/12/2016 nước đã rút, các vùng bị ngập, chia cắt cơ bản không còn chia cắt, các địa phương đã đưa người dân đi sơ tán về nhà an toàn. Hiện tuyến đường ĐT650 và ĐT 647 một số đoạn qua suối, ngầm tràn còn bị ngập từ 0,2m-1,0m, tắc giao thông.

Tại Khánh Hòa, Thành phố Nha Trang, đường Nguyễn Tất Thành trước trường Chính Trị, cầu Ké Xã Vĩnh Hiệp; cầu Sông Tắc, cầu Đình, cầu Chùa xã Vĩnh Thái; đường 23/10 khu vực Cây số 5, trước trạm Bảo hành ToYoTa, trước Siêu thị Metro; đường 2/4, vị trí làng SOS; khu vực chợ Bàu-Vĩnh Thọ và nhiều khu dân cư dọc sông cái bị ngập sâu từ 0,8-1,2m. Huyện Cam Lâm, tràn Suối Gỗ xã Cam Tân, cống tràn ông Bè-Cam Hiệp Bắc, cầu tràn thôn Hiền Lương-Cam Hiệp Bắc bị ngập sâu. Tại thành phố Cam Ranh, đường tỉnh lộ 9 qua xã Cam Phước Đông, đoạn đường Nguyễn Công Trứ phường Cam Nghĩa, đoạn đường dọc Quốc lộ 1A từ phường Cam Nghĩa đến phường Cam Phú bị ngập sâu....

Theo báo cáo nhanh của các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa thiệt hại do mưa lũ bước đầu được thống kê như sau: Về nhà, có 51 nhà bị sập, hư hỏng (Quảng Ngãi: 2 nhà; Bình Định: 11nhà; Khánh Hòa: 11nhà; Gia Lai: 02 nhà; Phú Yên: 25 nhà); 4.974 nhà bị ngập (Thừa Thiên Huế: 1.420 nhà; Quảng Nam: 716 nhà; Quảng Ngãi: 1.629 nhà; Bình Định: 985 nhà; Khánh Hòa: 224 nhà). 3 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở đất. Về Nông nghiệp: 2.3062 ha lúa bị ngập, ngã đổ (Quảng Ngãi: 24ha; Bình Định: 1.407ha; Phú Yên: 1.075ha); 6.172,5 ha hoa màu bị ngập (Thừa Thiên Huế: 115 ha; Quảng Nam: 3.397 ha; Quảng Ngãi: 367,5ha; Phú Yên: 831ha; Khánh Hòa: 1.462 ha); diện tích đất bị bồi lấp: 15,3ha (Quảng Ngãi); Vật tư nông nghiệp bị hư hỏng: 0,5 tấn (Quảng Ngãi). Về Thủy lợi: 2.545 m3 đất, đá bị sạt lở, cuốn trôi: (Phú Yên: 2.445m3, Bình Định: 100m3); 850m kè bị sạt lở (Phú Yên); kênh thoát lũ bị vỡ: 20m (Khánh Hòa). Về Chăn nuôi: 137 con gia súc bị chết, cuốn trôi (Phú Yên: 37 con; Bình Định: 126 con); 2.300 con gia cầm các loại cuốn trôi (Phú Yên). Có 7 tàu thuyền bị chìm (Phú Yên: 1 cái, Khánh Hòa: 06 cái). 2 điểm tại thành phố Quảng Ngãi bị sạt lỡ, gồm khu vực Núi Sứa, xã Tịnh Ấn Tây bị sạt lở khoảng 100m, khối lượng sạt lở khoảng 180m3, ảnh hưởng đến tuyến đường bờ Bắc sông Trà Khúc. Khu vực núi Long Đầu, phường Trương Quang Trọng, ảnh hưởng đến 09 nhà dân, trong đó có 1 nhà sập vách.

MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.