Thiếu và yếu và ...

Cần có luật về người thầy

Cần có luật về người thầy
Một bộ luật về các nhà giáo đang được ngành chức năng xúc tiến xây dựng, vừa khẳng định vai trò của người thầy trong hoạt động giáo dục, vừa góp phần giải quyết những vấn đề đang “nóng” trong đội ngũ các thầy, cô. Ý kiến của bạn về vấn đề này ?
Cần có luật về người thầy ảnh 1
Các em học sinh trường Tiểu học Kim Liên, Hà Nội trong ngày khai giảng. (Ảnh Thanh Thủy)

“Đội ngũ giáo viên còn những bất cập cả về số lượng, cơ cấu, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giáo dục lẫn phẩm chất đạo đức nhà giáo”- PGS.TS Nguyễn Hữu Bạch (Ban Khoa giáo Trung ương) than thở.

Sau 60 năm phát triển, đội ngũ nhà giáo nước ta đã đạt con số hơn 979.000 người. Vậy nhưng, đi sâu vào từng bậc học, giáo viên vẫn còn rất thiếu. Ở giáo dục mầm non, trong số 20 tỉnh báo cáo về Bộ, thì có 8 tỉnh còn thiếu giáo viên mầm non với tổng số khoảng 6.400 người.

Ở bậc học phổ thông, việc thiếu – thừa diễn ra phức tạp hơn, nhất là tại các trường tiểu học. Trong khi giáo viên “thừa” khá nhiều tại những vùng có điều kiện kinh tế khá thì tại các tỉnh Tây Bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên lại rất hiếm giáo viên. Trong mỗi tỉnh, lại có hiện tượng vừa thừa vừa thiếu. Báo cáo của 20 tỉnh, số giáo viên còn thừa là 4.470 (chủ yếu là các bộ môn văn hóa) trong khi số thiếu lại nhiều hơn: 4.761 (các bộ môn Nhạc, Họa, Anh văn, Tin học, Thể dục).

Về chất lượng: Kết quả điều tra điểm ở 9 tỉnh của Ban chỉ đạo quốc gia thực hiện. Quyết định 09/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ cho thấy, ở bậc mầm non, còn 18,2% giáo viên không đạt yêu cầu về trình độ chuyên môn, 30,4% chưa đạt yêu cầu về năng lực sư phạm. Bậc tiểu học còn tới 23,8% giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, và vẫn còn 3,5 % giáo viên có trình độ “dưới trung cấp”. Bậc THCS và PTTH còn khoảng 10-20% chưa đạt yêu cầu về trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm.

Ở bậc Đại học, chất lượng giảng dạy cũng là điều phải tính tới, khi sức ép về số sinh viên/ giảng viên quá căng (30 sinh viên/ giảng viên, trong khi các nước chỉ 15-20 sinh viên/ giảng viên). Tỷ lệ giáo viên có học hàm, học vị trong các trường ĐH cũng còn thấp.

Không chỉ vậy, những chuyện tiêu cực trong giáo giới thời gian gần đây cũng lên tới mức đáng báo động. “ Tuy những hiện tượng tiêu cực chỉ là cá biệt, song tính chất của chúng hết sức nghiêm trọng”- PGS Nguyễn Hữu Bạch khẳng định.

Luật về các thầy - không thể thiếu 

“Có 5 lý do dẫn tới việc phải xây dựng một “bộ luật về các thầy”- PGS.TS Chu Hồng Thanh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế- Bộ GD-ĐT quả quyết.

Trước hết, phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người. Nhà giáo- những người làm công tác giáo dục có vai trò quyết định. Hiện tại, những hạn chế về mặt chất lượng, số lượng, cơ cấu... đặt ra yêu cầu cần có một bộ luật để chấn chỉnh.

Những chính sách hiện nay đối với đội ngũ giáo viên vẫn chưa thực sự tạo được động lực để phát triển cả chất lượng lẫn số lượng của đội ngũ này, nên cần có hệ thống văn bản mang tính pháp lý cao hơn.

Trong khi đó, hệ thống văn bản pháp lý hiện hành chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, chưa phản ánh toàn diện các quan hệ thực tiễn cần điều chỉnh theo luật.

Theo PGS.TS Lê Quang Trung, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa giáo (VP Chính Phủ), để hình thành các quy luật của Luật giáo viên vừa phù hợp với các quy định khác, lại vừa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra, cần quan tâm tới một số vấn đề: Đó là luật giáo viên phải thực sự gắn bó với nội dung các luật đã ban hành,đặc biệt là Luật Giáo dục và Luật Dạy nghề.

Những vấn đề chung trong các luật phải được cụ thể hóa và làm rõ hơn một cách có hệ thống. Quy định về giáo viên phải gắn với đặc thù riêng của từng cấp học đồng thời cần góp phần khắc phục những hạn chế trong các luật đã ban hành.

“Nhiều vấn đề mới được quy định trong các luật khác ban hành gần đây có liên quan tới con người, đặc biệt là cán bộ, công chức cần phải được nghiên cứu kỹ để vận dụng, thẻ hiện trong các quy định đối với nhà giáo”- ông Lê Quang Trung khẳng định. Những vấn đề cốt lõi nhất của ‘nhà giáo” phải được xác định và quy định rõ từ khái niệm tới nội hàm; đồng thời thể hiện rõ quan điểm về cơ chế, chính sách lớn đối với đào tạo, tuyển dụng, quản lý nhà giáo theo tinh thần đổi mới.

Còn theo TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến (Bộ GD-ĐT), “ việc xây dựng Luật giáo viên phải tạo được hành lang pháp lý để định hướng và triển khai có hiệu quả việc cải cách đội ngũ nhà giáo”.

Thái Hòa
Theo TTXVN 

Ý kiến bạn đọc

Tên: Nguyễn Thông Dĩnh

Tôi đồng ý về việc cần có Luật về Giáo viên

Vì sao phải cần có luật về giáo viên ? Không phải vì những sự kiện vừa qua xảy ra đối với một số ít giáo viên ,quản lí trong cách hành xử không mang tính sư phạm xảy ra ở một vài đơn vị trường trên cả nước mà phải có luật về giáo viên . Tôi thiết nghĩ cần phải cụ thể hóa cụ thể trong luật giáo viên trên cơ sở luật giáo dục .

Giáo viên được làm những gì và không được làm những gì .Tôi lấy ví dụ : Chức danh giám thị hiện nay một số trường có nhưng việc làm của họ dựa trên văn bản nào ? Nhiệm vụ và quyền hạn của họ làm gì ? Dựa trên tiêu chuẩn nào mà bố trí giám thị ? phụ cấp như thế nào ? hệ số công chức được quy định ở khoản nào trong nghị định 2004 của Chính phủ về tiền lương ?

Tôi lấy làm tiếc một số nhà quản lí lại cho rằng vì giáo viên có vấn đề về chuyên môn nên đưa làm công tác giám thị ,làm như vậy có đúng như quy định của ngành không ? đó là trăn trở của tôi , với tư cách là giáo viên đang công tác trong ngành giáo dục tôi thiết nghĩ cần có một bộ luật giáo viên để những người làm công tác giáo dục trực tiếp thực hiện đúng chức năng của mình .

Tôi mong nhờ quý báo xem xét chuyển ý nghĩ của tôi đến Thầy Nguyễn Thiện Nhân Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo.

Tên: Trần Văn Sinh

Tán đồng về luật Thầy giáo

Tôi nghĩ đã đến lúc cần thiết phải ban hành luật về Thầy giáo, Ngành Giáo dục cần có kế hoạch loại bỏ những hạt nhân vô tích sự, không xứng đáng đứng trên bục giảng, không đáp ứng được nhu cầu của ngành. Có kế hoạch tăng lương để trả người thầy về với đúng nghĩa cần có. Trân trọng cảm ơn.

Tên: The Vu

Tiêu chí người thầy

Thầy ngoài việc truyền thụ kiến thức còn có một ý nghĩa thiêng liêng đối với phụ huynh học sinh đối với dân chúng. Vì thế người thầy phải có cái tâm trong sáng, không vì tiền.

Những vụ việc gần đây xảy ra trong nhà trường mà báo chí đưa ra ánh sáng đã xảy ra nhiều nơi. Để đưa ngành giáo dục đi lên, người giáo viên phải là người có đạo đức gương mẫu. Nhất thiết phải thế.

Tên: le thanh son

Tôi là một người dân,khi đọc báo Tiền phong online, mục " cần có luật về người thầy" trước hết tôi cũng thông cảm với nhiều ý kiến của người dân bức xúc về nhiều vụ việc gần đây có liên quan đến giáo dục trong trường học.

Nhưng đưa ra vấn đề cần có luật về người thầy là hoàn toàn chuyện khác. Ở nước ta hiến pháp đã xây dựng các bộ luật dành cho tất cả các nghành và liên quan tất cả mọi công dân cũng như công chức viên chức, và mọi người khi sống trong cộng đồng phải tuân thủ pháp luật nhà nước là điều đương nhiên, không ngoại trừ một ai.

Chuyện con sâu làm rầu nồi canh ở đâu cũng có chứ không phải chỉ là ở ngành giáo dục. Tại sao lại phải có luật riêng cho các thầy cô giáo??? như vậy là tất các các thầy cô giáo và ngành giáo dục gần như là thí điểm để các tổ chức khác xem xét, và điều trần hay sao??? người nào làm sai không tuân thủ pháp luật thì xử lý người đó, thật nghiêm minh!!!

Chúng tôi không đồng ý với tiêu đề" Cần có luật về người thầy" . Trong khi sự đầu tư và quan tâm cho giáo dục ở nước ta vẫn còn hạn chế. Mà mọi người đòi hỏi ở họ quá cao,tất nhiên đại đa số các thầy cô giáo rất tâm huyết với nghề, quan tâm cho sự nghiệp trồng người của đất nước, (chỉ một phần thiểu số có những biểu hiện lệch lạc trong đạo đức của người thầy_cần xử lý nghiêm).

Tên: Nguyễn Thông Dĩnh

Đã đến lúc quý thầy cô phải nhìn lại cách hành xử của mình. Cái tâm của một số thầy cô bây giờ để ở đâu ? Phải chăng những thầy cô trong những vụ việc mà báo chí vừa nêu không có nghiệp vụ sư phạm trong dạy con trẻ , làm nhục học sinh , tự ý xét nội y là vi phạm pháp luật các thầy cô đó có biết không ? 

Nếu tình trạng này cứ tồn tại mãi, hết em Trâm và sau đó còn em nào nữa ? Tôi thiết nghĩ nếu cảm thấy một bộ phận quý thầy cô không đủ năng lực sư phạm gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến các em để lại di chứng của tuổi thơ , thì cần có biện pháp mạnh không cho các cô thầy đó đứng lớp .

Giáo dục mà hành xử thô bạo nhất thiết không để tồn tại .Mong các cấp lãnh đạo ngành có biệp pháp .

Tên: Hoàng Quế

Vấn đề đạo đức sư phạm

Trong thời gian gần đây liên tục xảy ra các vụ việc liên quan đến ngành sư phạm, mà vụ việc nào cũng rất nghiêm trọng. Nào là thầy giáo kéo học sinh ngã chấn thương sọ não, thầy giáo đưa học sinh đi hỏi cung đến phát điên, cô giáo làm nhục học sinh nữ.... và rất rất nhiều chuyện khác nữa.

Phải chăng vấn đề đạo đức sư phạm trong ngành giáo duc đang bị xuống cấp nghiêm trọng? Bộ giáo dục và đào tạo nghĩ gì về vấn đề này? Bác Lê Duẩn, Cố Tổng Bí thư đã từng nói: "Nhà trường là nơi làm Cách mạng, là xây đời cho bóng mát mai sau...".

Xã hội rồi sẽ ra sao khi ngay từ trong nhà trường, vấn đề đạo đức sư phạm đang tụt dốc. Sản phẩm của ngành sư phạm chính là những con người, là tương lai của đất nước.

Quyền trẻ em bị xâm phạm ngay tại nơi đáng lẽ ra các em được an toàn nhất, nơi có những người góp phần đặt nét bút đầu tiên ký vào Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em? Có 1 nhà thơ, nhà giáo đã quá cố từng viết: "chấm điểm em tôi tự nhận điểm mình", các thầy cô giáo cũng như các nhà quản lý trong ngành giáo dục đã bao giờ nghĩ đến việc tự chấm điểm cho mình chưa nhỉ?

Thiết nghĩ, ngành giáo dục nên có những việc làm cụ thể và thiết thực hơn để trên tờ báo chúng ta cầm trên tay mỗi ngày không còn có những chuyện đau lòng như vậy. Được như thế thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nhiều lắm!

Tên: Vu Hong Cong

"Tiên học lễ, hậu học văn" của các cụ hồi xưa để lại với các học trò thật là sâu sắc, nhưng đối với các cô, các thầy thì sao? Lương tâm đạo đức của các thầy, các cô để ở đâu?

Qua những bài viết của báo Tiền Phong về em Trâm và nhiều vụ khác báo chí đăng tải, tôi rất bức xúc vì những hành động đó. Vậy tôi kính mong Bộ giáo dục đào tạo và những người có lương tri hãy làm sạch những "con sâu làm rầu nồi canh" này.

Tên: vudinhthanh_cp

Thật đau khổ khi một "kỹ sư tâm hồn lại làm thế này. 100 000 đồng ở nông thôn và với trẻ em là rất lớn, nhưng lớn nhất vẫn là nhân phẩm và lòng tự trọng. Các thầy cô giáo hãy đặt bản thân mình vào vị trí các em. Nếu bị xúc phạm như vậy các thầy cô các chịu được không? Vợ tôi cũng là giáo viên. Do vậy đây cũng là bài học chung cho chúng tôi khi cư xử với các em cũng như các con của mình.

Tên: VINHANDVINH

ĐÃ TỚI LÚC CHÚNG TA GIÓNG HỒI CHUÔNG BÁO ĐỘNG VỀ TÌNH TRẠNG PHẢN GIÁO DỤC HIỆN NAY. PHẢI CHĂNG NGÀNH GIÁO DỤC NƯỚC NHÀ THIẾU NHỮNG NHÀ SƯ PHẠM GIỎI, ĐÃ TỚI LÚC NGÀNH GD PHẢI XEM XÉT TƯ CÁCH PHẨM CHẤT NHỮNG GIÁO VIÊN GIẢNG DẬY TRONG CÁC VỤ VIỆC MÀ BÁO CHÍ NÊU.

THÀ CHÚNG TA THIẾU GIÁO VIÊN CÒN HƠN CÓ GIÁO VIÊN TỒI, TƯƠNG LAI ĐẤT NƯỚC TRÔNG MONG VÀO THẾ HỆ TRẺ NHƯNG THẾ HỆ TRẺ PHẢI ĐƯỢC ĐÀO TẠO THẾ NÀO? RA SAO ? NHỮNG BẬC PHỤ HUYNH CHÚNG TÔI ĐAU LÒNG LẮM LẮM THAY.

MỚI - NÓNG
Sau kỳ nghỉ 5 ngày, chứng khoán diễn biến ra sao?
Sau kỳ nghỉ 5 ngày, chứng khoán diễn biến ra sao?
TPO - Kết thúc kỳ nghỉ lễ 5 ngày, chứng khoán trong nước sẽ trở lại giao dịch vào ngày mai (2/5). Dù VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm, nhưng chuyên gia cho rằng nhịp điều chỉnh chưa xác nhận kết thúc. Thị trường sẽ có các nhịp rung lắc, nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu lớn có thể tranh thủ nhịp hồi phục sắp tới để cơ cấu, hạ tỷ trọng về mức an toàn.