Cận cảnh loạt biệt thự 'xẻ thịt' núi rừng sau kết luận thanh tra tại Sóc Sơn

TPO - Trong khi chính quyền huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) đang "kêu khó" trong việc thực hiện Kết luận Thanh tra về đất rừng thì đất rừng, đất lâm nghiệp hàng ngày vẫn đang bị "xẻ thịt". 
Cận cảnh loạt biệt thự 'xẻ thịt' núi rừng sau kết luận thanh tra tại Sóc Sơn ảnh 1

Theo ghi nhận của PV, thời điểm này việc mua bán, xây dựng trái phép trên địa bàn huyện Sóc Sơn diễn biến phức tạp. Các địa bàn có nhiều hoạt động xây dựng, lấn chiếm đất rừng không được xử lý dứt điểm có các xã: Minh Trí, Minh Phú, Hiền Ninh, Quang Tiến, Tiên Dược... Trong ảnh: Một khu nghỉ dưỡng vừa hoàn thiện tại thôn Lâm Trường (xã Minh Phú).

Cận cảnh loạt biệt thự 'xẻ thịt' núi rừng sau kết luận thanh tra tại Sóc Sơn ảnh 2

Xã Minh Phú được coi là "điểm nóng" của vi phạm đất rừng, đến nay thực sự là "trung tâm du lịch nghỉ dưỡng" với gần 20 biệt thự nghỉ dưỡng, nhà hàng tập trung quanh trục gần hồ Phú Nghĩa.

Cận cảnh loạt biệt thự 'xẻ thịt' núi rừng sau kết luận thanh tra tại Sóc Sơn ảnh 3

Nhiều khu đất bị san phẳng chuẩn bị cho việc xây dựng

Cận cảnh loạt biệt thự 'xẻ thịt' núi rừng sau kết luận thanh tra tại Sóc Sơn ảnh 4
Cận cảnh loạt biệt thự 'xẻ thịt' núi rừng sau kết luận thanh tra tại Sóc Sơn ảnh 5

Tại đây, hàng loạt biệt thự đang được cấp tập xây dựng. Rừng thông được san gạt, xây dựng nhà hàng, quán cafe và hàng loạt nhà thép tiền chế dựa lưng vào núi.

Cận cảnh loạt biệt thự 'xẻ thịt' núi rừng sau kết luận thanh tra tại Sóc Sơn ảnh 6

Những ngôi nhà được xây dựng nằm giữa rừng thông

Cận cảnh loạt biệt thự 'xẻ thịt' núi rừng sau kết luận thanh tra tại Sóc Sơn ảnh 7

Các hoạt động xây dựng vẫn tiếp tục diễn ra tại xã Minh Phú

Cận cảnh loạt biệt thự 'xẻ thịt' núi rừng sau kết luận thanh tra tại Sóc Sơn ảnh 8

UBND huyện Sóc Sơn đã ban hành một số văn bản nghiêm cấm mọi hành vi chuyển nhượng, tặng cho, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định, san gạt, hạ thấp mặt bằng và xây dựng công trình trái phép thuộc phạm vi đất quy hoạch nhưng theo ghi nhận thực tế chính quyền xã Minh Phú đã không thực hiện theo chỉ đạo của huyện mà còn buông lỏng quản lý khiến tình trạng xây dựng trái phép, lấn chiếm đất rừng nở rộ.

Cận cảnh loạt biệt thự 'xẻ thịt' núi rừng sau kết luận thanh tra tại Sóc Sơn ảnh 9

Tại một địa điểm gần với khu vực chính quyền cưỡng chế năm 2019 hiện đã tiếp tục xây dựng

Cận cảnh loạt biệt thự 'xẻ thịt' núi rừng sau kết luận thanh tra tại Sóc Sơn ảnh 10

Thời điểm năm 2019, Đoàn Thanh tra liên ngành thành phố Hà Nội đã ban hành 2 Kết luận thanh tra về đất rừng Sóc Sơn. Theo đó, huyện Sóc Sơn còn 2.915 trường hợp vi phạm đất đai có công trình xây dựng, trong đó có 2.715 trường hợp vi phạm đất rừng.

Cận cảnh loạt biệt thự 'xẻ thịt' núi rừng sau kết luận thanh tra tại Sóc Sơn ảnh 11

Lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn thừa nhận việc chậm trễ thực hiện kết luận thanh tra, do vướng mắc trong lập hồ sơ xử lý. Khi triển khai rà soát, hoàn thiện hồ sơ đối với từng thửa đất, nhiều người dân, nhất là những hộ dân mua bán, chuyển nhượng đất không hợp tác cung cấp giấy tờ đất đai. Trong khi hầu hết các xã không có sổ mục kê đất đai kèm theo bản đồ địa chính đo đạc năm 1993 nên việc xác định thời điểm sử dụng đất thiếu căn cứ.

Cận cảnh loạt biệt thự 'xẻ thịt' núi rừng sau kết luận thanh tra tại Sóc Sơn ảnh 12

Về hàng loạt công trình xây dựng mới trên những vị trí đất quy hoạch, đất rừng. PV Tiền Phong đã đặt lịch làm việc với lãnh đạo UBND xã Minh Phú nhưng đến thời điểm này vẫn chưa nhận được hồi âm.

Cận cảnh loạt biệt thự 'xẻ thịt' núi rừng sau kết luận thanh tra tại Sóc Sơn ảnh 13

Trong khi đó, đất rừng, đất lâm trường tại xã Minh Phú vẫn hàng ngày bị xâm lấn, xây dựng tràn lan

Cận cảnh loạt biệt thự 'xẻ thịt' núi rừng sau kết luận thanh tra tại Sóc Sơn ảnh 14

Được biết, huyện Sóc Sơn đã thành lập tổ công tác liên ngành, phối hợp với 11 xã có rừng rà soát các tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất thuộc ranh giới quy hoạch rừng.

Cận cảnh loạt biệt thự 'xẻ thịt' núi rừng sau kết luận thanh tra tại Sóc Sơn ảnh 15

Một công trình san gạt đồi, nằm sâu trong khu vực đất rừng tại xã Minh Phú

Cận cảnh loạt biệt thự 'xẻ thịt' núi rừng sau kết luận thanh tra tại Sóc Sơn ảnh 16
MỚI - NÓNG
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
TPO - Theo tờ trình mới nhất, Chính phủ đề xuất tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 dự kiến là hơn 256.000 tỷ đồng. Chương trình được thực hiện trong 11 năm với các giai đoạn cụ thể. Nhiều chuyên gia văn hóa khẳng định ngân sách nhà nước đầu tư cho văn hóa là vô cùng cần thiết nhưng không nên bấu víu vào “bầu sữa” ngân sách.