Cận cảnh chiếc giày da xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam

TPO - Chiếc giày lớn nhất Việt Nam có chiều dài 4,02m, cao 1,30m và rộng 1,39m, với hình dáng bắt mắt, các chi tiết được làm rất tỉ mỉ do ông Nguyễn Văn Khương và các nghệ nhân chế tác chính thức xác lập kỷ lục mới vào ngày 8/11 vừa qua.
Cận cảnh chiếc giày da xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam ảnh 1
Tác giả của chiếc giày da kỷ lục này là anh Nguyễn Văn Khương (Giám đốc Trung tâm Thiết kế và Phát triển sản phẩm - Viện Nghiên cứu Da Giày). Anh Khương cho biết: "Chiếc giày được làm và hoàn thiện bằng da bò cao cấp, tôi cùng với 3 đồng sự cùng đam mê đã ấp ủ và lên ý tưởng, hoàn thiện trong vòng 10 tháng".
Cận cảnh chiếc giày da xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam ảnh 2
Sau khi hoàn thiện, chiếc giày có chiều dài 4,02m, chiều cao 1,30m, rộng 1,39m, nặng 200kg.
Cận cảnh chiếc giày da xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam ảnh 3
Chiếc giày được tạo nên từ 53m2 da bò với 4.832 mũi khâu và 924 lỗ đục trang trí. Chiếc giày được đóng dấu mang cỡ 555.
Cận cảnh chiếc giày da xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam ảnh 4
Chia sẻ khó khăn trong quá trình tạo ra chiếc giày da kỷ lục, anh Khương cho biết, ở trong nước, da vật liệu không đáp ứng yêu cầu do da bò trong nước mỏng và kích thước nhỏ. Vì thế, anh phải đặt nhập da trực tiếp từ Ý, cũng phải mất nhiều thời gian để tìm được con bò cho kích thước da lớn đủ yêu cầu.
Cận cảnh chiếc giày da xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam ảnh 5
Theo quan sát, chiếc giày da này được thiết kế theo dáng của giày Oxford Wingtips. Đây là dáng giày da lịch sự nhưng cũng đủ trẻ trung, được nhiều nam giới lựa chọn.
Cận cảnh chiếc giày da xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam ảnh 6
Thông tin từ trang web của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, Vào chiều ngày 8/11/2023, tại Viện Nghiên cứu Da Giầy (số 160 Hoàng Hoa Thám, TP Hà Nội), Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã trao bằng xác lập Kỷ lục đến ông Nguyễn Văn Khương - Giám đốc Trung tâm Thiết kế và Phát triển sản phẩm, Viện Nghiên cứu Da Giầy với Chiếc giày da nam lớn nhất, phá kỷ lục Việt Nam.
Cận cảnh chiếc giày da xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam ảnh 7
Cho tới nay, chiếc giày da này chỉ đang có kích thước lớn sau chiếc giày bóng đá lớn nhất thế giới vừa được ra mắt tại Qatar với chiều dài hơn 5,1m, cao hơn 2,1m và nặng 500kg.
Cận cảnh chiếc giày da xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam ảnh 8
Kỷ lục chiếc giày da nam lớn nhất Việt Nam là sự khẳng định và ghi nhận xứng đáng cho sự nỗ lực của ông Nguyễn Văn Khương và tập thể cán bộ nhân viên của Trung tâm Thiết kế và Phát triển sản phẩm - Viện Nghiên cứu Da Giày, đồng thời qua đó cũng góp phần quan trọng vào việc quảng bá, giới thiệu về chất lượng, khả năng sáng tạo của ngành sản xuất da giày Việt Nam.
Cận cảnh chiếc giày da xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam ảnh 9

Trước đó, vào năm 2010, ông Nguyễn Văn Khương cũng đã thực hiện chiếc giày da nam xác lập Kỷ lục Việt Nam với chiều dài 2,72m, ngang 1,1m, cao 1,3m. Để làm nên chiếc giày nam này, ông và các nghệ nhân Hội Da giày xã Phú Yên đã sử dụng 40m2 da bò cao cấp, 300m chỉ khâu, pho mếch để gò 12m2, một thùng keo gò 10kg.

Theo ông Nguyễn Văn Khương, chiếc giày này được tạo nên từ 53m2 da bò cao cấp, là kết tinh của ý chí, đam mê và tinh tuý của nghề da giày Việt Nam.

Cận cảnh chiếc giày da xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam ảnh 10
Kỷ lục chiếc giày da nam lớn nhất Việt Nam không chỉ là sự ghi nhận xứng đáng với những nghệ nhân, mà còn góp phần quan trọng vào việc quảng bá, giới thiệu về chất lượng, khả năng sáng tạo của ngành sản xuất da giày Việt Nam.
Ngành da giày Việt Nam đã đóng góp vào giá trị sản xuất và xuất khẩu đứng thứ 5 của cả nước. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành da giày Việt Nam nói chung cũng xuất phát điểm từ làng nghề - ông tổ của nghề đến từ Gia Lộc, Hải Dương. Thể kỷ XVII, các thợ da giày ở Hải Dương đã mang kỹ thuật da giày lên hành nghề tại kinh thành Thăng Long rồi cư trú tại các phố Hàng Hành, Hàng Giầy… Cuối thế kỷ XIX, họ cùng nhau xây dựng Đình Phả Trúc Lâm, thuộc địa bàn phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm để phụng thờ các Tổ nghề da giầy.

Việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của ngành nghề truyền thống nói chung và nghề thủ công da giày nói riêng được tiếp sức từ những người giữ lửa, truyền lửa và tiếp lửa truyền thống.

Tin liên quan