Cận cảnh 7 bảo vật quốc gia mới được công nhận

Bảy trong số 12 bảo vật Quốc gia mới được công nhận đang trưng bày hoặc bảo tồn tại Hà Nội. Đặc biệt có bảo vật xuất hiện từ 13 thế kỷ trước.
Cận cảnh 7 bảo vật quốc gia mới được công nhận ảnh 1

Máy bay Mig 21 được mệnh danh "én bạc" mang số hiệu 4324 do Liên Xô sản xuất, viện trợ cho Việt Nam năm 1967 (Hiện vật thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam).

Cận cảnh 7 bảo vật quốc gia mới được công nhận ảnh 2

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, “én bạc” 4324 đã xuất kích 69 lần, gặp địch 22 lần, xạ kích 16 lần. 14 ngôi sao đỏ in trên mũi tiêm kích là 14 chiến công anh hùng của Mig21 - 4324.

Cận cảnh 7 bảo vật quốc gia mới được công nhận ảnh 3

Chỉ trong riêng năm 1967, có 9 phi công của Không quân nhân dân Việt Nam đã thay nhau ngồi trong khoang lái này, bắn rơi 14 máy bay các loại của Mỹ. 8 trong số 9 phi công nói trên đã được tuyên dương và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Cận cảnh 7 bảo vật quốc gia mới được công nhận ảnh 4

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam còn vinh dự có bảo vật thứ hai trong năm nay được công nhận, đó là tấm bản đồ Quyết tâm chiến dịch Hồ Chí Minh (Hiện vật trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử) đang được lưu giữ bảo quản trong kho bảo tồn của Bảo tàng và sẽ sớm được trưng bày trở lại.

Cận cảnh 7 bảo vật quốc gia mới được công nhận ảnh 5

Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long gồm 82 tấm bia đá, được dựng từ năm 1484 (niên hiệu Hồng Đức thứ 15) đến năm 1780 (niên hiệu Cảnh Hưng thứ 41), khắc các bài văn bia đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình từ năm 1442 (niên hiêu Đại Bảo thứ 3) đến năm 1779 (niên hiệu Cảnh Hưng thứ 40).

Cận cảnh 7 bảo vật quốc gia mới được công nhận ảnh 6

Toàn bộ 82 bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám là cụm bảo vật được cho là lớn nhất trong dịp công nhận đợt 3 này, trước đó các bia đá này đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình Ký ức Thế giới vào ngày 9/3/2010, tại Macau, Trung Quốc. Sau Mộc bản triều Nguyễn, Bia Tiến sĩ Văn Miếu là di sản tư liệu thứ hai của Việt Nam được đưa vào danh mục Di sản tư liệu thế giới

Cận cảnh 7 bảo vật quốc gia mới được công nhận ảnh 7

Các bia đá ghi tên những người đỗ Tiến sĩ các khoa thi thời Lê sơ, thời Mạc và thời Lê trung hưng (1442-1779), mỗi văn bia dựng trên lưng mỗi con rùa đá được khắc tạc hoàn toàn khác nhau.

Cận cảnh 7 bảo vật quốc gia mới được công nhận ảnh 8

Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Đào Xuyên (có từ thế kỷ XVI) hiện lưu giữ tại chùa Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm là một trong 7 bảo vật mới ở Hà Nội.

Cận cảnh 7 bảo vật quốc gia mới được công nhận ảnh 9

Bộ tượng Di Đà Tam Tôn chùa Thầy có niên đại đầu thế kỷ XVII gồm ba pho tượng phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát và phật Đại Thế Chí (hiện lưu giữ tại chùa Thượng, chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai). Bộ tượng được đặt trên vị trí cao nhất của Tam Bảo.

Cận cảnh 7 bảo vật quốc gia mới được công nhận ảnh 10

Trong sách chùa Việt Nam, giáo sư Hà Văn Tấn khẳng định bộ tượng Di Đà Tam tôn ở chùa Thầy có niên đại 1607 hiện là bộ tượng Di Đà Tam tôn sớm nhất Việt Nam.

Cận cảnh 7 bảo vật quốc gia mới được công nhận ảnh 11

Bộ tượng Phật giáo thời Tây Sơn chùa Tây Phương (có niên đại từ cuối thế kỷ 18, hiện lưu giữ tại chùa Tây Phương, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội).

Cận cảnh 7 bảo vật quốc gia mới được công nhận ảnh 12

Chùa Tây Phương với bộ tượng La Hán điển hình nhất của nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thế kỷ 18 đã là một công trình tôn giáo đặc sắc tiêu biểu cho mỹ thuật Việt Nam thời Hậu Lê.

Cận cảnh 7 bảo vật quốc gia mới được công nhận ảnh 13

Chuông Thanh Mai được đúc năm 798, có tuổi đời lên đến 13 thế kỷ hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội. Theo các chuyên gia về cổ vật thì quả chuông đồng này có niên đại sớm nhất Việt Nam, được nhân dân xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai tìm thấy năm 1986 trong một lần đào mương khai thông hệ thống thủy lợi của thôn ở độ sâu 3,5 m.

Cận cảnh 7 bảo vật quốc gia mới được công nhận ảnh 14

Toàn thân chuông cao 43 cm, nặng 36kg, quai cao 7 cm, đường kính 35 cm và miệng chuông có đường kính 39 cm. Quai chuông đúc nổi đôi rồng đấu lưng vào nhau, uốn cong một cách khéo léo tạo thành núm treo. Đỉnh chuông được tạo theo hình chỏm cầu, đúc nổi bằng nhiều cánh sen kép và nhũ đinh. Thân chuông hình trụ, trên to dưới nhỏ, ở mặt thân chuông có các đường gân nổi ngang dọc, chia thân chuông thành 4 ô trên và 4 ô dưới. Hai núm dùng để gõ chuông có hình tròn lồng trong nền cánh sen hết sức nghệ thuật, thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc thời bấy giờ.

Ngoài 7 hiện vật trên, 5 bảo vật khác được công nhận đợt này gồm Trống đồng Hữu Chung (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương); Bia "Khôn Nguyên Chí Đức Chi Bi" (niên đại thế kỷ XV, hiện lưu giữ tại Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh, tỉnh Thanh Hóa); Bia Thủy Môn Đình (Niên đại: năm 1670, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn); Ekamukhalinga/Linga có một đầu thần Siva (niên đại đầu thế kỷ VIII, hiện lưu giữ tại Ban Quản lý di tích lịch sử và du lịch Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam); Lan can thành bậc (niên đại đầu thế kỷ XII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Nam Định). Như vậy, hiện Việt Nam có tổng cộng 79 bảo vật quốc gia được công nhận sau 3 đợt.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG