Cách chăm sóc và thực phẩm nào tốt cho người đột quỵ?

Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp người bị đột quỵ cải thiện, nhanh hồi phục sức khỏe, giảm bớt sự tiến triển của bệnh. Vậy những thực phẩm nào tốt cho người bệnh đột quỵ.

Các thực phẩm tốt cho người đột quỵ

- Ăn nhiều (mỗi tuần 2 - 3 lần) để thu nhận acid béo hệ Omega 3 (có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích và cá thu) có tác dụng bảo vệ mạch máu.

- Rau muống: chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường, là loại rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp có kèm theo triệu chứng đau đầu.

- Cà chua: có công dụng thanh nhiệt giải độc. Là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.

Cách chăm sóc và thực phẩm nào tốt cho người đột quỵ? ảnh 1

- Tỏi: có công dụng hạ mỡ máu và hạ huyết áp. Hàng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm dấm, hay uống 5ml dấm ngâm tỏi thì có thể duy trì huyết áp ổn định ở mức bình thường.

- Hành tây: thêm gia vị xào không hoặc luộc, kiêng dùng mỡ động vật, mỗi ngày ăn 100g, dùng cho người chứng bệnh mỡ máu cao, tăng huyết áp.

- Bưởi: trong bưởi có hợp chất naringenin, một chất chống ôxy hóa có thể giúp gan đốt cháy lượng mỡ dư thừa, đồng thời giúp cải thiện quá trình kiểm soát lượng đường trong máu, làm hạ đường huyết, rất tốt cho những người mắc bệnh tim mạch hay béo phì.

- Dưa hấu: thanh nhiệt và lợi niệu khá tốt, từ đó giúp cho huyết áp được ổn định. Người ta còn dùng vỏ dưa hấu 12g và thảo quyết minh 12g sắc uống thay trà hàng ngày.

- Táo: chứa nhiều Kali có thể kết hợp với lượng Natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường. Mỗi ngày nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần chừng 50ml.

- Nho: rất tốt cho người bị cao huyết áp, kể cả nho tươi hoặc nho khô, vì trong thành phần có chứa nhiều muối Kali nên có công dụng giảm áp, lợi niệu và bồi phụ lượng Kali mất đi do dùng các thuốc lợi tiểu Tây y.

- Chuối tiêu: thanh nhiệt, lợi niệu, thông tiện và giáng áp. Mỗi ngày nên ăn từ 1-2 quả, hoặc dùng vỏ quả chuối tiêu tươi 30 - 60g sắc uống thay trà.

- Sữa đậu nành: là đồ uống lý tưởng cho người bị cao huyết áp, có công dụng phòng chống vữa xơ động mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và giáng áp. Mỗi ngày nên dùng 500ml sữa đậu nành pha với 50g đường trắng, chia uống vài lần trong ngày.

- Nấm linh chi xay nhỏ: hãm uống ngày 10g, do nấm linh chi không độc nên có thể dùng lâu dài.

- Lá sen 50g, mỗi ngày sắc uống, dùng cho người mỡ máu cao. Sơn trà 10g, hoa cúc 10g, quyết minh tử 10g: sắc nước uống thay trà, dùng cho người mỡ máu cao, kèm huyết áp cao.

Cách chăm sóc người đột quỵ

Các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng sau khi bị đột quỵ, người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, một trong những khó khăn đó là vấn đề ăn uống.

Cách chăm sóc và thực phẩm nào tốt cho người đột quỵ? ảnh 2

Đa số người bệnh đột quỵ thường gặp phải chứng rối loạn nuốt, dẫn đến suy dinh dưỡng, viêm phổi và ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống.Vậy nên thức ăn của người bệnh đột quỵ cần được cắt nhỏ, nấu mềm, lỏng. Nếu người bệnh có nhai khó, nuốt khó, thức ăn cần phải được xay nhuyễn.

Đối với thức uống: nếu người bệnh có ho sặc, thức uống cần được chế biến đặc hơn (do chất lỏng chảy nhanh hơn, khiến bệnh nhân dễ sặc hơn).

Tư thế ăn uống: người bệnh cần ngồi thẳng khi ăn, uống thuốc, súc miệng.

Nếu người bệnh không thể tự ngồi, người chăm sóc nên quay đầu giường lên cao hoặc đỡ người bệnh xuống ghế có dựa lưng và chỗ đỡ tay, sử dụng gối chêm để hỗ trợ tư thế đúng và thoải mái.

Tư thế tốt nhất là vuông góc ở hông, đầu gối và cổ chân, với bàn chân chạm sàn hoặc để trên bục nếu ngồi trên giường cao.

Người bệnh cần ngồi hoặc đi tới lui sau khi ăn 30 phút để tránh trào ngược.

Đặc biệt, chỉ cho người bị đột quỵ ăn uống khi tỉnh táo:

- Khi ăn, uống chậm, từng muỗng, từng ngụm nhỏ.

- Nuốt 2 - 3 lần cho hết trước khi ăn, uống muỗng tiếp theo.

- Để thức ăn ở phía bên môi và lưỡi mạnh (bên yếu là bên thức ăn bị chảy ra ngoài).

- Không nói khi đang nhai và nuốt.

- Nếu người bệnh khó mở miệng, người chăm sóc dùng tay hỗ trợ môi, hàm, cằm của người bệnh.

- Nhắc người bệnh nuốt nước bọt hoặc nhổ ra.

- Khi người bệnh ngậm lâu, người chăm sóc nhắc người bệnh nuốt bằng lời nói hoặc bằng động tác sờ vào 2 bên má người bệnh.

- Khi ăn canh, phở thì ăn phần nước và phần cái riêng.

Văn Đức 

Theo Theo Vietnamnet
MỚI - NÓNG