Hàn Quốc
Ngày Nhà giáo xứ sở Kim Chi bắt nguồn từ việc một nhóm thanh niên là thành viên của Hội Chữ thập Đỏ đến thăm các thầy cô giáo cũ đang ốm tại một bệnh viện. Lúc đầu, Chính phủ Hàn Quốc quy định sẽ có lễ kỷ niệm vào ngày 26/5/1963 nhưng đến năm 1965 thì lại đổi qua ngày 15/5.
Ngày Nhà giáo không được tổ chức trên toàn Hàn Quốc trong giai đoạn 1973-1982.
Ngày Nhà giáo Hàn Quốc bắt nguồn từ việc một nhóm thanh niên là thành viên của Hội Chữ thập Đỏ đến thăm các thầy cô giáo cũ đang ốm tại một bệnh viện. Trong ngày này, buổi học thường kết thúc sớm và các học sinh sinh viên thường tặng cho thầy cô của mình những bông hoa cẩm chướng xinh đẹp. Một số trường cho thầy cô và học sinh nghỉ vào ngày này vì họ không muốn thấy hiện tượng các học trò tặng/hối lộ thầy cô bằng những món quà quá đắt tiền. Một số trường khác lại tổ chức các chuyến đi chơi xa cho các thầy cô giáo.
Brazil
Một sắc lệnh điều chỉnh các trường tiểu học ở Brazil. Lễ kỷ niệm nhanh chóng được phổ biến rộng rãi trên toàn quốc và ngày 15 tháng 10 năm 1963 được chính thức xem là ngày Nhà giáo Brazil.
Chi Lê
Năm 1975, ngày 10 tháng 12 được chọn làm ngày Nhà giáo vì nhà thơ Chile Gabriela Mistrall đoạt Giải Nobel vào ngày này năm 1945. Tuy nhiên đến năm 1977, ngày Nhà giáo lại là ngày 16 tháng 10, ngày mà trường Cao đẳng Sư phạm Chile (Colegio de Profesores de Chile) được thành lập.
Cộng hòa Séc
Ngày 28/3 hàng năm, là ngày nhà giáo của Cộng hòa Séc. Đây là ngày sinh của Comenius. Thông thường thì không có hoạt động hay buổi lễ gì đặc biệt trong ngày Nhà giáo của Cộng hòa Séc, nhưng các thầy cô giáo cũng tặng quà cho nhau trong ngày này.
Ngày 14/11 được coi là ngày Nhà giáo hay còn gọi là ngày Giáo dục quốc gia Ba Lan. Vào ngày này năm 1773, vua Ba Lan Stanisoaw Poniatowski đã thành lập Ủy ban Giáo dục Quốc gia.
Iran
Tại Iran, ngày Nhà giáo được tổ chức vào ngày 2/5. Lý do lựa chọn ngày này để tưởng niệm vụ ám sát giáo sư Iran Ayatollah Morteza Motahhari. Giáo sư này không chỉ đóng góp rất lớn cho ngành Giáo dục mà còn là một nhà văn nổi tiếng của Iran. (Ảnh: RadioFarda)
Kể từ năm 1915, Argentina tổ chức Ngày Nhà giáo vào 11/9, là ngày mất của Domingo Faustino Sarmiento - một chính khách, nhà giáo dục, nhà văn và là Tổng thống Argentina (1868-1874). Với tư cách là Tổng thống, ông thiết lập nền tảng cho nhà nước Argentina bằng việc phát triển hệ thống giáo dục quốc gia, thúc đẩy thương mại và nông nghiệp, khuyến khích giao thông và truyền thông.
Ấn Độ
Ấn Độ chọn ngày 5/9 để dành cho những người làm trong ngành giáo dục sự kính trọng và biết ơn với họ. Trong ngày lễ này, mặc dù thầy cô giáo và học sinh sinh viên vẫn đến trường nhưng các hoạt động học tập trong trường lớp được thay thế bằng các buổi lễ kỷ niệm và các hoạt động thăm hỏi, cảm ơn của học sinh sinh viên đối với giáo viên. Ngày này có nguồn gốc từ ngày sinh của Thủ tướng thứ 2 của Ấn Độ - Sarvepalli Radhakrishnan, một tiến sỹ triết học. (Ảnh: Callofthevedas)
Thái Lan
Ngày nhà giáo Thái Lan được tổ chức vào 16/1. Trong ngày này, tất cả các trường đều cho học sinh nghỉ học và tổ chức mít-tinh, biểu diễn văn nghệ chào mừng. Đặc biệt, nhiều trường phổ thông còn tổ chức những buổi lễ kỷ niệm đậm màu sắc tôn giáo, các nhà sư sẽ cầu nguyện cho toàn thể giáo viên và học sinh dâng hoa lên những người thầy của mình.
Mỹ
Tại Mỹ, tổ chức giáo dục Liên bang (National Education Association - NEA) chọn ngày 6/5 hàng năm để tôn vinh những người làm công việc giáo dục và đào tạo tại đất nước này. Thậm chí, tuần lễ xuất hiện ngày 6/5 cũng được coi là Tuần Nhà giáo Hoa Kỳ. Quốc hội Hòa Kỳ từng tổ chức một lễ kỷ niệm dành cho các thầy cô vào ngày 7/3/1980, nhưng về sau, NEA quyết định dời ngày này qua tháng 5. Vào ngày này, các học sinh và sinh viên thể hiện sự kính trọng đối với thầy cô bằng việc tặng thầy cô các món quà kỷ niệm.
Học sinh sinh viên thể hiện sự kính trọng đối với thầy cô trong ngày này bằng việc tặng thầy cô các món quà kỷ niệm. Tổ chức giáo dục Liên bang (National Education Association - NEA), miêu tả ngày Nhà giáo là "ngày tôn vinh các giáo viên và các đóng góp của họ cho cuộc sống của chúng ta".
Vào ngày 7/9/1976, bang Massachusetts đã quyết định ngày 11/9 là ngày Nhà giáo của bang. Trên thực tế, ngày Nhà giáo của bang thường được tổ chức vào ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng Sáu, và tuần lễ chứa ngày này lại là Tuần Nhà giáo của bang.
Hồng Kong
Trước sự kiện Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc, Ngày Nhà giáo được tổ chức vào ngày 28/9 theo truyền thống của Trung Hoa Dân Quốc từ năm 1950. Sau khi được trao trả về cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1997, Hồng Kông tổ chức ngày Nhà giáo cùng thời điểm với CHND Trung Hoa.
Thổ Nhĩ Kỳ
Lãnh tụ Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa Kemal Atatürk cho rằng thế hệ mới sẽ được tạo ra bởi các thầy cô giáo. Đồng thời Atatürk còn được người dân Thổ tôn vinh là Người thầy đầu tiên (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Başöğretmen) do ông đã có công lớn trong việc tạo ra bảng chữ cái mới cho nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1923. Ngày 24/11 được coi là ngày của các thầy cô giáo ở Thổ Nhĩ Kì.
Nga
Trong giai đoạn 1965- 1994, ngày Nhà giáo Nga được kỷ niệm vào chủ nhật đầu tiên của tháng 10. Bắt đầu từ năm 1994, Nga chọn ngày 5/10 - ngày Nhà giáo thế giới để làm ngày tôn vinh cho các thầy cô tại Nga.
Vào ngày này, các trường tổ chức nhiều hoạt động biểu diễn văn nghệ để chào mừng, học sinh hào hứng tham gia vào các vở kịch hay các điệu nhảy. Một số địa phương còn tổ chức trao các giải thưởng cho giáo viên. Ở cấp độ cá nhân, nhiều học sinh chọn cách viết thư gửi các thầy cô hiện tại hoặc các thầy cô giáo cũ để bày tỏ lòng biết ơn.
Ấn Độ
Bắt đầu từ năm 1962, Ấn Độ đã chọn ngày 5/9, theo sinh nhật vị thủ tướng thứ hai của đất nước - tiến sĩ triết học Sarvepalli Radhakrishnan (1888 -1975), làm ngày tôn vinh những người làm trong ngành giáo dục. Trong ngày này, học sinh, sinh viên và các thầy cô giáo vẫn đến trường nhưng các hoạt động học tập được thay thế bằng các lễ kỷ niệm cũng như các hoạt động thăm hỏi, cảm ơn của học sinh, sinh viên đối với người đã dạy dỗ mình.