Xúc động với trải nghiệm bữa ăn bóng tối của học sinh

TPO - Em sợ bị ngã, em không biết hôm nay mình được ăn gì, em không biết xúc cơm như nào...Đó là chia sẻ của học sinh lớp 5A4, trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội sau khi lần đầu tiển trải nghiệm bữa ăn bóng tối.
Xúc động với trải nghiệm bữa ăn bóng tối của học sinh ảnh 1 Cô Đỗ Thị Thủy, hiệu phó nhà trường, người đưa ra ý tưởng trải nghiệm bữa ăn trong bóng tối để gieo mầm ánh sáng cho biết đứng trước thực tế báo động về sự suy giảm đạo đức của một bộ phận giới trẻ, tình trạng bạo lực học đường, sự hòa nhập chưa có chiều sâu của trẻ sáng và trẻ khiếm thị, việc chú trọng chỉ đạo đội ngũ tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là rất cần thiết. Từ năm học trường, 2018 -2019, trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu đã tổ chức cho học sinh sáng mắt lớp 5  trải nghiệm bữa ăn trong bóng tối Thăm phòng ở của bạn trong khu nội trú.
Xúc động với trải nghiệm bữa ăn bóng tối của học sinh ảnh 2

Giáo dục lòng nhân ái, trách nhiệm, chia sẻ và hướng tới cộng đồng được trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu đặt lên hàng đầu. Để thực hiện nhiệm vụ đó thì cái đích cần hướng tới đối với học sinh sáng là: cần phải xâm nhập vào đời sống thực tế của trẻ khiếm thị để từ đó hiểu, có trách nhiệm, chia sẻ và giúp đỡ các bạn khuyết tật. Còn đối với học sinh  khiếm thị mong muốn các em không chỉ nhận sự giúp đỡ mà các em cũng cần phải hiểu bạn học là những HS sáng, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng và xã hội, nỗ lực phấn đấu vươn lên chứ không chỉ giam mình, chỉ chia sẻ với trẻ đồng tật trong thế giới riêng của người khiếm thị.

Xúc động với trải nghiệm bữa ăn bóng tối của học sinh ảnh 3Khi trải nghiệm bữa ăn bóng tối, nhiều em học sinh khá lúng túng. Có em cho biết em sợ nhất bị vấp ngã vì không nhìn thấy gì. Có em thì cho biết em loay hoay mãi mới tìm được thìa trong bát rồi mới xúc được cơm ăn. 
 Không chỉ thông qua các tiết học đạo đức, các tiết sinh hoạt dưới cờ, các nội dung giảng dạy tích hợp, mà bằng các hoạt động trải nghiệm được tổ chức thường xuyên, học mà chơi, chơi mà học, HS sáng thực sự hiểu được những  khó khăn của các bạn. Trải nghiệm bữa ăn trong bóng tối Thăm phòng ở của bạn trong khu nội trú là những hoạt động có giá trị hơn nhiều so với những bài giảng đạo đức khô cứng. 
Xúc động với trải nghiệm bữa ăn bóng tối của học sinh ảnh 4 Tranh thủ "ti hí" trước khi bị  cô phát hiện! 
Xúc động với trải nghiệm bữa ăn bóng tối của học sinh ảnh 5 Lần đầu tiên trải nghiệm bữa ăn trong bóng tối nhưng học sinh lớp 5A4 đều rất hào hứng. Các em đều nhận ra rằng thì ra các bạn khiếm thị đều gặp rất nhiều khó  khăn trong di chuyển, trong mọi sinh hoạt hàng ngày. Và chính các em, những người mắt sáng, là "đôi mắt" của các bạn. Đồng thời, các em cũng thấy rằng cần phải bảo vệ đôi mắt của mình như không xem ti vi nhiều, ngồi học đủ ánh sáng... 
Xúc động với trải nghiệm bữa ăn bóng tối của học sinh ảnh 6
Đối với HS khiếm thị, các em vượt qua các rào cản trong xã hội và rào cản do chính các em dựng lên, đồng thời khẳng định người khiếm thị có thể bình đẳng tham gia các hoạt động với người bình thường khi có sự hỗ trợ. Tất cả các em HS dù sáng hay khuyết tật đã có một môi trường thuận lợi, những hoạt động phù hợp để những phẩm chất tốt đẹp đang tiềm ẩn trong mỗi một con người được hình thành và phát triển một cách hết sức tự nhiên, có chiều sâu, bền vững. 

Trải nghiệm bữa ăn trong bóng tối, thăm phòng ở của bạn trong khu nội trú là những hoạt động có giá trị hơn nhiều so với những bài giảng đạo đức khô cứng. Nhờ đó, giúp các học sinh bình thường có sự thấu cảm sâu sắc với sự thiệt thòi cũng như cảm phục sự tự lập của các bạn không may bị khuyết tật.

Tầm 11h ngày 13/11, tại lớp 5A4, trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu bắt đầu giờ ăn trưa. Khác với mọi ngày, hôm ấy, 100% học sinh của lớp dùng tấm che mắt ngủ để ăn cơm. Ban đầu các em đều khá bối rối và lúng túng.

Cô Đỗ Thị Thủy, Hiệu phó nhà trường giải thích, hướng dẫn cho học sinh các công đoạn khi thực hiện bữa ăn trong bóng tối. Các em phải thực hiện các bước giống ngày bình thường như di chuyển từ chỗ ngồi lên bàn lấy cơm, bê khay và bát thế nào. Ăn xong, phần thức ăn thừa trút vào đâu, bát, khay để chỗ nào...

Em Trần Ngọc Tuấn cho biết đây là lần đầu tiên em được trải nghiệm bữa ăn trong bóng tối. Điều khó nhất là khi bắt đầu cầm thìa, em phải sờ hẳn vào bát mới biết cái thìa ở đâu, rồi chạm vào bát mạnh quá, sợ bát đổ. Chỉ việc cầm thìa lên rồi để xuống bát Tuấn cũng phải mò mãi mới để được.. Em mất vài lần loay hoay rồi mới cầm thìa tự tin xúc ăn. 

Khi được hỏi điều em sợ nhất là gì khi không nhìn thấy, Tuấn hồn nhiên trở lời sợ nhất là sẽ ngã. Tuấn cũng như các bạn của mình đều cùng chung suy nghĩ khi thực hiện trải nghiệm này."Các bạn không nhìn thấy sẽ rất khó khăn. Và em, một học sinh bình thường cần phải giúp đỡ các bạn, là đôi mắt của các bạn trong việc sinh hoạt, học tập hàng ngày ở trường", Tuấn tâm sự.

Cô Đỗ Thị Thủy, người đưa ra ý tưởng trải nghiệm bữa ăn trong bóng tối cho biết, từng được chứng kiến điều này tại một trường và một quán ăn trong TPHCM. Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu có gần 200 học sinh khiếm thị. Các em học tập, sinh hoạt cùng với những học sinh bình thường. Chính vì vậy, cô muốn mang trải nghiệm này đến với học sinh của trường mình. 

Cô đưa những học sinh sáng mắt xâm nhập vào đời sống thực tế của trẻ khiếm thị để từ đó hiểu, có trách nhiệm, chia sẻ và giúp đỡ các bạn khuyết tật. Cô cũng muốn truyền đến những học trò khuyết tật thông điệp các em không chỉ nhận sự giúp đỡ mà cũng cần phải có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng và xã hội, nỗ lực phấn đấu vươn lên chứ không chỉ giam mình, chỉ chia sẻ với trẻ cùng cảnh ngộ trong thế giới riêng của người khiếm thị.

Việc thăm phòng ở của bạn trong khu nội trú cũng mang lại một giá trị nhất định. Các học sinh sáng mắt được chứng kiến các em nhỏ khiếm thị tuy mới học lớp 1đã sống xa gia đình đến ở nội trú và tự chủ trong mọi sinh hoạt dù. Từ đó các em học sinh sáng mắt chủ động giúp các bạn, chơi và học cùng bạn, gần gũi thân thương như anh em trong gia đình.

Những trải nghiệm này, theo cô Thủy, còn có tác động đối với học sinh khiếm thị. Các em vượt qua các rào cản trong xã hội và rào cản do chính các em dựng lên, đồng thời khẳng định người khiếm thị có thể bình đẳng tham gia các hoạt động với người bình thường khi có sự hỗ trợ.

Cô Thủy mong rằng tất cả các em học sinh dù sáng hay khuyết tật đều có một môi trường thuận lợi, những hoạt động phù hợp để những phẩm chất tốt đẹp đang tiềm ẩn trong mỗi một con người được hình thành và phát triển một cách hết sức tự nhiên, có chiều sâu, bền vững. Sáng kiến của cô Thủy đã được tập thể giáo viên nhà trường và ngành giáo dục Thủ đô ghi nhận.

MỚI - NÓNG