Cả nước vì thủ đô

Cả nước vì thủ đô
TP - Sáng 5-11, khi thảo luận về Dự thảo Luật Thủ đô nhiều ý kiến của ĐBQH đã bày tỏ về sự cần thiết phải có Luật Thủ đô. Tuy nhiên, bên trong sự hào hứng,

> Luật thủ đô sẽ tạo bứt phá cho Hà Nội

chờ đợi đó cũng ẩn chứa không ít những băn khoăn chính đáng như việc hạn chế nhập cư có dẫn đến tình trạng “lách luật”, và có trái với Luật Cư trú?...

Tuy nhiên, con số mà Giám đốc CATP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đưa ra đã phần nào xoá đi những quan ngại. Đến năm 2020, với đà nhập cư như hiện nay Hà Nội sẽ có 13-14 triệu dân, tức tăng gấp hai lần dân số hiện nay.

Trong khi theo quy hoạch Hà Nội vào năm 2020 sẽ chỉ có 10 triệu dân. Con số đưa ra làm cho những hình ảnh “xấu xí” của Hà Nội dội về trong trí nhớ của nhiều người.

Những lớp học ngồi chen chúc 50-60 cháu một lớp; những đêm kinh hoàng nộp đơn xin học cho con đầu cấp, hay chuyện năm bảy bệnh nhân một giường, và cả những hình ảnh đã trở thành thơ “Hà Nội phố biến thành sông”, “ em ơi Hà Nội tắc”...

Dẫu biết rằng, đất lành thì chim mới đậu, nhưng đậu nhiều đến mức làm cho đất không còn lành nữa thì không thể được.

Nếu cứ phát triển một cách tự phát, thiếu sự kiểm soát, liệu Hà Nội có còn mộng mơ, là mảnh đất an bình, thân thương nơi mong đến của mọi người dân Việt Nam nữa không? Một hàng rào quản lý nhập cư giúp Hà Nội phát triển bền vững và cũng chính là tôn vinh, lưu giữ những giá trị trường tồn của Thủ đô là điều cần lắm.

Bên cạnh những băn khoăn về hạn chế nhập cư, tăng mức xử phạt, vẫn còn đâu đó những ý kiến về sự “ưu ái” cho Hà Nội về cơ chế tài chính. Những lo ngại thậm chí là sự so bì cũng là lẽ thường.

Nếu ai đó sợ tắc đường, sợ sự đông đúc chắc sẽ chẳng dám về Thủ đô. Thế nhưng dòng người thì vẫn cứ rồng rắn về với Hà Nội, điều này hẳn có lý của nó.

Suốt chiều dài lịch sử cả ngàn năm qua, Hà Nội luôn giữ được vai trò là trung tâm đầu não chính trị, đầu tàu kinh tế và là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc, hồn thiêng sông núi.

Và việc dành một sự ưu tiên nhất định cho Thủ đô cũng là điều dễ hiểu. Thủ đô đẹp, Thủ đô giàu mạnh, Thủ đô trí tuệ và văn hiến là biểu tượng cho phẩm chất và văn hoá Việt Nam chẳng phải là điều mà 90 triệu dân mong muốn sao! Tập trung dành nguồn lực đầu tư cho Thủ đô cũng là một cách đầu tư gián tiếp cho các địa phương.

Thủ đô giàu mạnh sẽ có sức lan toả đến các địa phương trong cả nước, bởi đơn giản Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước, cả nước sẽ vì Thủ đô.

Đón nhận sự chia sẻ từ cả nước là vinh dự nhưng cũng là trách nặng nề của chính quyền và nhân dân Hà Nội. Một Thủ đô xứng tầm không chỉ la những con đường rộng lớn, những ngôi nhà chọc trời và những công trình hoành tráng...

Hà Nội phải giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, trở thành biểu tượng cho những giá trị Việt Nam. Hà Nội sẽ còn rất nhiều việc phải làm sau khi có Luật Thủ đô.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.