Cá Koi chết tại sông Tô Lịch nghi bị phá hoại

TPO - Trưa ngày 18/9, một con cá Koi đã chết sau 2 ngày thả xuống bể xử lý nước của chuyên gia Nhật trên sông Tô Lịch (đoạn nút giao Hoàng Quốc Viết, Hà Nội). Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty JVE nghi cá bị ngộ độc chết do phá hoại. 

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty JVE xác nhận có một con cá Koi chết tại sông Tô Lịch vào trưa ngày 18/9 sau 2 ngày được thả xuống bể sau xử lý trong hệ thống xử lý nước tại khu thí điểm làm sạch nước sông bằng công nghệ Nhật Bản.

Cá Koi chết tại sông Tô Lịch nghi bị phá hoại ảnh 1 Phát hiện một con cá Koi chết tại bể sau xử lý nước trên sông Tô Lịch.
Cá Koi chết tại sông Tô Lịch nghi bị phá hoại ảnh 2 Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty JVE nghi cá bị ngộ độc chết do phá hoại. 

Nói về nguyên nhân một con cá Koi chết, đại diện công ty JVE cho biết, sau khi xác nhận với bảo vệ thì bảo vệ thú nhận có lúc không để ý liên tục nên có khả năng có đối tượng phá hoại.

Ông Tuấn Anh cho biết đã nhờ một chuyên gia trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản mổ cá ngay sau khi phát hiện cá chết và đã tìm thấy một số dấu hiệu bị ngộ độc. "Chuyên gia mổ cá ra thấy có hiện tượng bị ngộ độc, chứng tỏ có hành động phá hoại", chủ tịch HĐQT Công ty JVE chia sẻ.

Theo thông tin về chất lượng nước đo tại chiều nay (18/9), đại diện công ty JVE cho biết độ pH đo được lúc 15h05' chiều nay là 7,5 trong khoảng pH thích hợp cho các Koi là 7-7,5. Hàm lượng oxy hòa tan đo được lúc 15h35' là 5,27 mg/l trên mức yêu cầu tối thiểu là 2mg/l.

Cá Koi chết tại sông Tô Lịch nghi bị phá hoại ảnh 3 Chỉ số pH đo tại bể nước thả cá Koi trên sông Tô Lịch chiều nay trong mức thích hợp.
Cá Koi chết tại sông Tô Lịch nghi bị phá hoại ảnh 4 Hàm lượn oxy hòa tan cao hơn mức tối thiểu.

"Loại trừ các yếu tố chết do nấm, khuẩn theo cách nuôi truyền thống vì công nghệ Nano-Bioreactor có chức năng xử lý, diệt khuẩn, nấm, phân huỷ phân cá, thức ăn thừa, tảo, ... là những yếu tố gây ô nhiễm nên tôi nghi cá bị ngộ độc là do phá hoại".

Cá Koi chết tại sông Tô Lịch nghi bị phá hoại ảnh 5 Khu bể sau xử lý nước trong thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật chứa cá Koi được bảo vệ chu đáo tránh bị ảnh hưởng bởi thời tiết bên ngoài.

Trước đó, Sáng ngày 16/9, để chứng minh chất lượng nước sau xử lý bằng công nghệ Nano - Bioreactor, chuyên gia Nhật Bản đã thả 50 con cá Koi Nhật Bản và 50 con cá chép Việt Nam xuống khu vực nước sau khi xử lý trên sông Tô Lịch.

Cá Koi chết tại sông Tô Lịch nghi bị phá hoại ảnh 6  
Cá Koi chết tại sông Tô Lịch nghi bị phá hoại ảnh 7 Hình ảnh cá Koi sau một ngày thả tại bể sau xử lý trên sông Tô Lịch.

"Sau thời gian kết hợp sở ngành liên quan của thành phố Hà Nội, hôm nay chúng tôi tổ chức thả cá Koi (cá chép Nhật) tại hai điểm thí điểm công nghệ Nano là một đoạn sông Tô Lịch, và một góc Hồ Tây. Ngoài ra, cá chép của Việt Nam cũng được thả để chứng minh được kết quả sau thời gian xử lý nước ô nhiễm tại hai điểm trên. Mỗi nơi chúng tôi sẽ thả 50 con cá Koi. Bởi, con cá Koi luôn khó tính, yêu cầu cao trong môi trường sống của nó. Môi trường nước phải đảm bảo sạch không bị ô nhiễm không có vi khuẫn nhiễm bệnh thì cá Koi mới có thể sống được", ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Việt Nhật (JVE) cho biết.

MỚI - NÓNG
Ninh Bình có tân Giám đốc Công an
Ninh Bình có tân Giám đốc Công an
TPO - Chiều 4/11, Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an đã công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Đinh Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an làm Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình, kể từ ngày 6/11.