Thả cá Koi Nhật Bản xuống sông Tô Lịch và Hồ Tây

TPO - Sáng nay (16/9), để chứng minh chất lượng nước sau xử lý bằng công nghệ Nano - Bioreactor, chuyên gia Nhật Bản đã thả 50 con cá Koi Nhật Bản và 50 con cá chép Việt Nam xuống khu vực nước sau khi xử lý trên sông Tô Lịch.
Thả cá Koi Nhật Bản xuống sông Tô Lịch và Hồ Tây ảnh 1

Sáng nay (16/9), chuyên gia Nhật Bản đã thả 50 con cá Koi Nhật Bản và 50 con cá chép Việt Nam xuống khu vực nước sau khi xử lý trên sông Tô Lịch để chứng minh chất lượng nước sau xử lý bằng công nghệ Nano - Bioreactor, 

Thả cá Koi Nhật Bản xuống sông Tô Lịch và Hồ Tây ảnh 2 Trước khi thả cá, tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản cùng các chuyên gia về ngành nước của Việt Nam và Nhật Bản đã tiến hành lấy mẫu đánh giá quá trình xử lý ô nhiễm môi trường bằng công nghệ Nano - Bioreactor tại đoạn sông Tô Lịch và góc Hồ Tây.
Thả cá Koi Nhật Bản xuống sông Tô Lịch và Hồ Tây ảnh 3

Các công nhân đang đo các chỉ số nồng độ tại các khu vực trình diễn.

Thả cá Koi Nhật Bản xuống sông Tô Lịch và Hồ Tây ảnh 4

Song song với việc lấy mẫu đánh giá quá quá trình xử lý ô nhiễm, trong sáng nay, 50 con cá Koi (cá chép Nhật) và 50 con cá chép Việt Nam đã được thả xuống khu vực nước sau khi xử lý.

Thả cá Koi Nhật Bản xuống sông Tô Lịch và Hồ Tây ảnh 5

Những con cá Koi dần được thả xuống.

Thả cá Koi Nhật Bản xuống sông Tô Lịch và Hồ Tây ảnh 6

Chuyên gia Nhật Bản cho biết, cá Koi Nhật Bản cũng như cá chép Tam Dương chỉ có thể sống trong điều kiện môi trường nước sạch, nếu nguồn nước bị ô nhiễm cá sẽ chết.

Thả cá Koi Nhật Bản xuống sông Tô Lịch và Hồ Tây ảnh 7

Tại sông Tô Lịch, sau khi được thí điểm xử lý bằng công nghệ Nhật Bản nguồn nước đã đạt quy chuẩn Việt Nam, do đó 2 loại cá này hoàn toàn có thể sống được bình thường.

Thả cá Koi Nhật Bản xuống sông Tô Lịch và Hồ Tây ảnh 8

"Sau thời gian kết hợp sở ngành liên quan của thành phố Hà Nội, hôm nay chúng tôi tổ chức thả cá Koi (cá chép Nhật) tại hai điểm thí điểm công nghệ Nano là một đoạn sông Tô Lịch, và một góc Hồ Tây. Ngoài ra, cá chép của Việt Nam cũng được thả để chứng minh được kết quả sau thời gian xử lý nước ô nhiễm tại hai điểm trên. Mỗi nơi chúng tôi sẽ thả 50 con cá Koi. Bởi, con cá Koi luôn khó tính, yêu cầu cao trong môi trường sống của nó. Môi trường nước phải đảm bảo sạch không bị ô nhiễm không có vi khuẫn nhiễm bệnh thì cá Koi mới có thể sống được", ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Việt Nhật (JVE) cho biết.

Thả cá Koi Nhật Bản xuống sông Tô Lịch và Hồ Tây ảnh 9

Cùng với đó, hơn 200 con cá rô được thả trực tiếp xuống sông Tô Lịch (đoạn gần khu vực thí điểm).

Thả cá Koi Nhật Bản xuống sông Tô Lịch và Hồ Tây ảnh 10

Đến khoảng 10h, Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản cũng tiến hành thả cá Koi Nhật Bản, cá chép Tam Dương xuống khu thí điểm làm sạch bằng công nghệ Nhật Bản tại góc Hồ Tây.

Thả cá Koi Nhật Bản xuống sông Tô Lịch và Hồ Tây ảnh 11

Sau khi sông Tô Lịch, Hồ Tây tiếp nhận cá sẽ có nhân viên phụ trách chăm sóc và theo dõi tình hình của các loại cá.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.