Buồn lo lễ hội

Buồn lo lễ hội
TP - Đến hẹn lại lên, cứ mỗi độ xuân về, khắp nơi lại diễn ra lễ hội. Cả nước có gần 9.000 lễ hội, một tỉnh nhỏ như Hưng Yên mà có tới 1.200 lễ hội, trung bình một ngày có 20 lễ hội.

> Chợ Viềng một thoáng đìu hiu

Lễ hội thường ra đời từ nền sản xuất lúa nước, vào thời điểm nông nhàn “thong thả nhân gian nghỉ việc đồng” (Nguyễn Bính).

Lễ hội thể hiện sức mạnh cộng đồng, triết lý sống và sự thành kính với tiền nhân lẫn bách thần... Ấy là lễ hội xưa. Còn lễ hội nay, bên cạnh những mặt tích cực thì những điều trông thấy dấy lên không ít buồn lo...

Không chỉ “lạm phát” lễ hội mà tinh thần nguyên bản của lễ hội cũng bị biến tướng, đứt gãy. Theo nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền, ngày 6 tháng giêng là ngày mở cửa rừng chứ không phải là ngày chính hội chùa Hương như người ta vẫn lầm tưởng. Du khách xô đẩy chen lấn trong cảnh xẻ thịt thú rừng ngang nhiên nơi đất Phật, ồn ào náo loạn, đâu còn cái không khí “Thẹn thùng em không nói; Nam Mô A di đà” thời đầu thế kỷ 20 của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp.

Lễ khai ấn đền Trần nếu có trong lịch sử chỉ là do thủ từ đóng và diễn ra trong phạm vi hẹp con cháu họ Trần thì nay đã bị biến thành nơi đáp ứng nhu cầu được thăng quan tiến chức. Người ta tranh giành, giẫm đạp lên nhau để có lá ấn.

Nhiều cơ quan và quan chức quản lý văn hoá vẫn tổ chức lễ hội theo kiểu: “cờ, đèn, kèn, trống, bưng, bê, kê, đặt”, chỉ chú trọng cái hình thức bề ngoài mà ít quan tâm tới phần hồn vía, tính nguyên bản, tính triết học của lễ hội. Vậy nên, lễ khai ấn đền Trần có thể ồn ào nhưng lại không khơi dậy được hào khí Đông A “lên ngựa cầm giáo, xuống ngựa đề thơ”.

Lễ hội Yên Tử nườm nượp người, cáp treo đã lên tới chùa Đồng, nhưng liệu mấy ai nhớ tới tinh thần “cư trần lạc đạo”; “Phật tại tâm” của Phật hoàng Trần Nhân Tông?

Lễ hội bị thương mại hoá, dung tục hoá, bị biến tướng thành những festival, liên hoan, chú trọng hội hè mà quên đi phần lễ. Hòm công đức trá hình, những trò mê tín dị đoan, cờ bạc, móc túi tràn lan...

Có hội nhưng thiếu lễ, tân lấn át cổ, lễ vật hương khói nhiều mà thiếu vắng tấm lòng thành kính tri ân và sự thấu hiểu văn hoá tâm linh. Tâm lý thực dụng, trần sao âm vậy tràn vào lễ hội, đình chùa. Người ta rải tiền vào chốn linh thiêng như “hối lộ thánh thần”, cầu xin tiền tài lộc lá sỗ sàng, đã vắng đi nhiều những ước nguyện chân tâm thầm kín.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, lễ hội bây giờ cũng thể hiện nhân tâm và tâm thế của toàn xã hội. Nhiều lễ hội đang cổ vũ cho những mê lầm, làm cho con người hôm nay rời xa lịch sử và đánh mất căn cước giống nòi của mình.

9.000 lễ hội không tỷ lệ thuận với những niềm vui. Lễ hội lắm mà văn hoá xuống cấp. Hương khói, khấn vái thánh thần, lễ Phật khắp nơi mà cái ác vẫn lộng hành.

Mùa lễ hội mới lại bắt đầu và lại bắt đầu những buồn lo.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Người dân Đà Nẵng lo sợ sạt lở dưới chân núi Sọ
Người dân Đà Nẵng lo sợ sạt lở dưới chân núi Sọ
TPO - Nhiều năm nay, hơn 40 hộ dân sống dưới chân núi Sọ thuộc thôn An Ngãi Tây 1 (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) phải thấp thỏm, lo sợ khi sống cạnh chân núi bị sạt lở. Hiện nhiều điểm đã có dấu hiệu sạt lở nghiêm trọng khiến người dân càng lo lắng khi mưa bão đã về.
Triển khai quyết định của Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận về công tác cán bộ
Triển khai quyết định của Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận về công tác cán bộ
TPO - Công an tỉnh Bình Thuận điều động và bổ nhiệm thượng tá Nguyễn Đăng Khoa, Phó Trưởng phòng Kỹ thuật hình sự đến nhận công tác, giữ chức vụ Trưởng Công an huyện Hàm Thuận Nam; điều động thượng tá Trần Văn Tươi, Trưởng Công an huyện Hàm Thuận Nam đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám thị Trại Tạm giam.