Chỉ đạo trên, được ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Chăn nuôi cho biết tại hội nghị triển khai kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi các tỉnh phía Bắc ngày 10/11.
Theo ông Vân, có ý lo ngại rằng, nhiều cán bộ thú y có thêm nghề “tay trái” là kinh doanh buôn bán thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, khiến việc vấn đề chất cấm khó quản.
Theo ông Chu Đình Khu, Trưởng phòng Thức ăn chăn nuôi (Cục Chăn nuôi), trong 10 tháng đầu năm 2015, có 12 tỉnh thành báo cáo về chất cấm về Cục, là: An Giang, Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Nông, Đồng Nai, Đồng Tháp, TPHCM, Kiên Giang, Ninh Bình, Ninh Thuận, Quảng Bình, Tây Ninh và Tiền Giang.
Qua kiểm tra, lấy mẫu tại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi cho thấy, chỉ phát hiện 1/19 mẫu “dính” chất cấm (chiếm 5,3%). Tại các cơ sở chăn nuôi lợn thịt, phát hiện 1/28 mẫu (chiếm 3,6%) mẫu thức ăn lấy tại chuồng trại dương tính với chất cấm (tại Đồng Nai); tới 29/263 mẫu nước tiểu (chiếm 11%) “dính” chất cấm, trong đó Đồng Nai Dính tới 21 mẫu, Tiền Giang 7 mẫu và An Giang 1 mẫu.
Chất cấm đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi lợn.
Theo ông Khu, đáng lo ngại hơn, chất cấm phát hiện với mức độ bất ngờ tại các kiểm tra cơ sở giết mổ, phát hiện tới 106/587 (hơn 18%) mẫu dương tính với chất cấm Salbutamol. Trong đó, nếu xét trên địa bàn, Đắk Nông có 3/54 mẫu dính chất cấm, TPHCM 95/516 mẫu, còn Đồng Nai tới 3/6 mẫu (50%), Tây Ninh 5/9 (55%). Riêng tại TPHCM, các mẫu nước tiểu từ lò mổ có chất cấm, chủ yếu là các tỉnh địa bàn các tỉnh như Tiền Giang, Bến Tre, Bà Rịa-Vũng tàu, Vĩnh Long.
Qua kiểm tra, phát hiện nồng độ chất cấm cao nhất tới 665 ppb, trong khi phép chỉ 2 pbb, gấp trên 330 lần so với quy định.
Theo ông Khu, tình hình sử dụng chất cấm, đặc biệt là Salbutamol và chất vàng ô (tạo màu trong chăn nuôi gà), có chiều hướng gia tăng, nhất ở khu vực chăn nuôi nông hộ ở các thị trường tiêu thụ thịt lợn nhiều.
“Đáng lo ngại, xuất hiện trở lại việc sử dụng chất cấm của một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y”- ông Khu nói.