Bổ sung 2 Ủy viên BCT là 'không đạt về số lượng'

Bổ sung 2 Ủy viên BCT là 'không đạt về số lượng'
Chiều 13/5, trong buổi tiếp xúc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều cử tri đã nêu hàng loạt vấn đề quan trọng như bầu bổ sung 2 ủy viên Bộ Chính trị, bỏ phiếu tín nhiệm, góp ý sửa đổi Hiến pháp...

Bổ sung 2 Ủy viên BCT là 'không đạt về số lượng'

> Vì sao Hà Nội không thi tuyển lãnh đạo?

> Tổng Bí thư: Lấy phiếu tín nhiệm phải trong sáng, công tâm 

Chiều 13/5, trong buổi tiếp xúc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều cử tri đã nêu hàng loạt vấn đề quan trọng như bầu bổ sung 2 ủy viên Bộ Chính trị, bỏ phiếu tín nhiệm, góp ý sửa đổi Hiến pháp...

Tổng bí thư trao đổi thêm với các cử tri bên lề cuộc tiếp xúc. Ảnh: TTXVN.
Tổng bí thư trao đổi thêm với các cử tri bên lề cuộc tiếp xúc. Ảnh: TTXVN..
 

Nhắc tới chủ đề được quan tâm tại kỳ họp Quốc hội tới là lấy phiếu tín nhiệm, cử tri Lâm Thắng cho rằng, đây là việc làm cần thiết, kể cả trong Đảng cũng như Quốc hội. Người dân trông chờ vào kết quả thực chất của chủ trương này. Song, theo ông Thắng, cử tri còn băn khoăn liệu việc lấy phiếu vào thời điểm này đã thích hợp chưa khi trong Đảng vừa diễn ra 2 sự kiện rất quan trọng mà cán bộ đảng viên còn nhiều ý kiến. Thứ nhất là việc kiểm điểm cấp ủy từ trên xuống dưới theo Nghị quyết trung ương 4 chưa thực sự đem lại kết quả như mong muốn. Thứ hai là sau khi nghe kết luận Hội nghị trung ương 7, cán bộ đảng viên và cử tri không lý giải nổi tại sao đã qua 2 lần bầu Bộ Chính trị vẫn chỉ có 16 người.

"Nếu lấy phiếu tín nhiệm vào thời điểm này, Quốc hội chuẩn bị không chu đáo, làm không chuẩn dẫn đến kết quả ngược thì rất nguy hiểm. Phiếu tín nhiệm sẽ bị coi là lá bùa hộ mệnh cho những người thoái hóa biến chất, kém năng lực; là cơ hội để người trình độ phẩm chất kém nhưng giỏi chạy chọt", cử tri Lâm Thắng phát biểu và đề nghị các cấp ủy cần lãnh đạo chặt chẽ việc lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng, Quốc hội và các cấp, không nên chủ quan đơn giản vội vàng ở bất kỳ cơ quan, tổ chức, địa phương nào. Các cơ quan kiểm tra của Đảng, giám sát của Quốc hội cần tăng cường thanh kiểm tra và hủy bỏ kết quả nếu có sự chạy chọt, vận động..

Theo dõi sát Hội nghị trung ương 7, trung tướng Phạm Hồng Cư cho rằng, việc thực hiện nghị quyết trung ương 4 đã đạt được một số kết quả song chưa được như mong muốn của người dân. Dẫn bài học về hành xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong vụ án Trần Dụ Châu, cử tri này đề nghị Quốc hội và từng đại biểu phải tăng cường giám sát để loại trừ những hiện tượng sai trái, thoái hóa.

Liên quan tới việc bầu ủy viên Bộ Chính trị tại Hội nghị trung ương 7, ông Phạm Quy cho rằng, việc bầu bổ sung vào thời điểm này là chưa thích hợp. "Những đảng viên như chúng tôi nghe kết luận cảm thấy quá buồn", ông Quy tâm tư.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn những ý kiến thâm thúy, trí tuệ của cử tri quận Ba Đình và hứa sẽ phản ánh đầy đủ trước Quốc hội. Tổng bí thư cho biết, đối với việc lấy phiếu tín nhiệm sắp tới, dù luật đã quy định nhưng thực tế nhiều năm qua chưa thực hiện được vì chưa có cơ chế cụ thể. Lấy phiếu tín nhiệm không chỉ ở Quốc hội mà cả bên cơ quan Đảng, đoàn thể, là quá trình thăm dò hàng năm xem mỗi người thuộc diện lấy phiếu có mức độ tín nhiệm như thế nào.

Để có được đánh giá chính xác, theo Tổng bí thư, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND rất lớn. Ngoài sự công tâm, khách quan của mỗi cá nhân, các đại biểu còn phải có đủ thông tin và phải là thông tin chính xác. "Chúng tôi thực sự cũng lo, làm sao để đảm bảo chính xác nhưng bây giờ Quốc hội quyết rồi thì phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm", Tổng bí thư nói.

Liên quan tới việc bầu bổ sung ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư vừa qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, thời điểm này đã ở giữa nhiệm kỳ của trung ương Đảng khóa 11, nếu không bổ sung sẽ không tăng cường được nhân sự. "Vừa rồi chúng ta bầu bổ sung 2 ủy viên Bộ Chính trị và một đồng chí vào Ban bí thư. Về số lượng như vậy là không đạt, cái đó Trung ương cũng không hài lòng. Cơ chế bầu của chúng ta là phải có số dư, trong không khí dân chủ này phải có số dư, chọn cán bộ không nên chỉ có độc diễn, phải có nhiều lựa chọn", Tổng bí thư nói.

Trước những ý kiến cử tri quan tâm tới kỳ họp Quốc hội sắp tới, theo Tổng bí thư, nội dung quan trọng nhất là việc người dân góp ý vào dự thảo Hiến pháp sửa đổi, dự thảo Luật Đất đai và sự tiếp thu của Quốc hội. Trong lịch sử, chưa có kỳ nào việc góp ý sửa đổi Hiến pháp được tổ chức lấy ý kiến một cách bài bản, công phu với 26 triệu lượt góp ý. Đây là dịp để người dân thể hiện lòng yêu nước, là dịp để giới thiệu tuyên truyền luật pháp.

"Dù có ý kiến thế này thế khác nhưng đó là đương nhiên. Vấn đề là phải tiếp thu chọn lọc thế nào, phải nói rõ cái gì là tiếp thu, cái gì là giải trình, cái gì không chấp nhận. Điểm nào không phù hợp, mang tính chống đối chế độ, chống đối Đảng, mang tính chất phá hoại thì chúng ta kiên quyết phê bình, bác bỏ", Tổng bí thư nói và cho biết thêm, Quốc hội kỳ này sẽ lọc ra các ý kiến. Nếu còn ý kiến chưa thuyết phục thì tiếp tục nêu ra các phương án để thảo luận, quyết định, chứ chưa phải là "chốt cứng".

Theo Vnexpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
TPO - Ngày 13/12, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định cho biết đã thông báo tổ chức giao thông tạm thời qua cầu Thị Nại, TP. Quy Nhơn. Thời gian xếp xe thử tải bắt đầu từ lúc 8h đến 22h ngày 15/12. Đây là cầu vượt biển đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, hiện là cầu vượt biển dài thứ 2, sau cầu Tân Vũ - Lạch Huyện ở Hải Phòng.