> Hà Nội không 'đóng cửa' với tại chức và dân lập
> Dạy - học môn ngữ văn: Thiếu thiết thực, thiếu cả văn chương
Tổng số thí sinh đỗ tốt nghiệp là 940.225, đạt tỉ lệ 97,63%. Nếu tính riêng giáo dục THPT thì tỉ lệ đỗ tốt nghiệp là 98,97%.
Theo ông Ngô Kim Khôi, Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định Chất lượng Giáo dục, Bộ GD&ĐT, công tác coi thi vẫn là một trong những khâu yếu kém nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ông Khôi giải thích: “Bệnh thành tích trong giáo dục vẫn chưa được khắc phục triệt để là một trong những nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm, tiêu cực trong thi cử”.
Công tác chấm thi cũng có sai sót, vi phạm quy chế. Một số lượng đáng kể bài thi có kết quả công bố khác biệt so với kết quả chấm thẩm định của Bộ, chủ yếu là điểm công bố cao hơn từ 1 đến 2, thậm chí 3 điểm so với đáp án và thang điểm của Bộ.
Về sự giám sát của xã hội với kỳ thi tốt nghiệp, ông Khôi nhận xét là chưa tạo được cơ chế giám sát của xã hội, phụ huynh học sinh đối với các khâu của kỳ thi. Ông Khôi nói: “Hậu quả của những thiếu sót, khuyết điểm trên là kết quả thi tốt nghiệp THPT ở một số hội đồng thi, cũng như kết quả thi tốt nghiệp THPT của 16 tỉnh thành có bài thi được chấm thẩm định và của cả nước bị sai lệch, cao hơn thực chất”.
Hướng mới trong kỳ thi tốt nghiệp 2013
Để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp 2013, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết sẽ sửa đổi, bổ sung quy chế thi hiện hành và ban hành đầy đủ văn bản hướng dẫn về công tác tổ chức các kỳ thi năm 2013 theo hướng tăng cường sự giám sát xã hội và các chủ thể liên quan trong tổ chức thi. Bộ cũng sẽ bổ sung các chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; bổ sung mỗi hội đồng chấm thi một tổ chấm kiểm tra bài thi tự luận, độc lập với các tổ chấm thi, thực hiện chấm lại để kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi do các giám khảo chấm xong.
Bộ sẽ tiếp tục cải tiến công tác biên soạn đề thi theo hướng kiểm tra kiến thức cơ bản, khả năng suy luận của thí sinh, phù hợp với nội dung chương trình và thời gian quy định cho từng môn thi, có khả năng phân loại thí sinh cao...
Tại điểm cầu TPHCM, nhiều đại biểu cho rằng, cần cơ cấu lại hệ thống trường sư phạm để nâng cao chất lượng giáo dục. Việc trường sư phạm đào tạo tràn lan hiện nay là nguyên nhân khiến chất lượng giáo dục đi xuống và nhiều sinh viên sư phạm ra trường không tìm được việc làm. |