> Bộ GTVT siết chất lượng mặt đường nhựa
> Đằng sau sự lãng phí
Theo ông Trường, hiện tượng mặt đường lún vệt bánh xe (còn gọi là đường sống trâu) do chất lượng nhựa đường nhập khẩu chưa được kiểm soát. “Chúng ta cố gắng xử lý dứt điểm, còn nói có hết hay không cũng khó”, ông Trường nói.
Theo Bộ GTVT, lún vệt bánh xe chủ yếu do xe quá tải, nguồn gốc và chất lượng nhựa đường nhập khẩu lâu nay chưa được kiểm soát, vật liệu thi công kém chất lượng, năng lực và trách nhiệm của tư vấn giám sát, nhà thầu thi công chưa tốt. “Hai năm gần đây, hiện tượng lún xuất hiện nhiều, cả quốc lộ, tỉnh lộ, cả dự án mới và dự án đã đưa vào khai thác 10 năm hoặc lâu hơn. Không chỉ hằn lún trên đường mà lún cả lớp thảm bê tông nhựa mặt cầu, ảnh hưởng lớn tới an toàn giao thông, nguy cơ gây tai nạn”, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình (Bộ GTVT) nói.
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, hiện Bộ GTVT đang từng bước xử lý tình trạng xe quá tải, kiểm soát chặt nguồn gốc nhựa đường nhập khẩu, năng lực và trách nhiệm tư vấn giám sát, nhà thầu thi công. “Chúng tôi đang phối hợp với Bộ Công an để điều tra, giám sát chất lượng nhựa đường nhập khẩu. Đặc biệt xử lý tình trạng nhập khẩu nhựa đường kém chất lượng, khai báo khác thực tế”, ông Trường nói.
Ngoài ra, thơi gian tới Bộ GTVT sẽ tách phần thi công lớp thảm nhựa mặt đường thành gói thầu riêng, chỉ một số nhà thầu được làm. Không để tình trạng nhà thầu nào cũng được thi công từ đầu tới cuối như hiện nay.