Bí mật về bom nguyên tử của Israel

Bí mật về bom nguyên tử của Israel
TP - Theo tin của báo “Haaretz” ấn hành ở Israel, tuần đầu tháng 1 năm 2008, Cục tình báo trung ương Mỹ CIA công bố một văn kiện chứng tỏ Mỹ đã biết tường tận chuyện Israel sở hữu vũ khí hạt nhân từ năm 1974!
Bí mật về bom nguyên tử của Israel ảnh 1
Máy bay mang bom hạt nhân của Istael

Vào thời điểm này, Tổng thống Mỹ G.W.Bush có chuyến công du tới một loạt nước Trung Đông,

Ngoài ra, CIA còn cho biết Israel đã từng bán thiết bị và nguyên liệu để chế tạo bom nguyên tử cho Iran, Cộng hòa Nam Phi, hồi đó còn là bạn bè thân thiết với Tel-Aviv. Hư thực chuyện này ra sao?

Theo các cứ liệu của Mỹ từ năm 1955, theo chương trình “Nguyên tử dùng cho hòa bình” do Tổng thống Mỹ  khởi xướng, Israel nhận được một lò phản ứng nguyên tử cỡ nhỏ, công suất 5 MW, được xây dựng tại làng Nagal Sorek, ngoại ô thủ đô Ten-Aviv.

Lò phản ứng này chỉ dùng để huấn luyện chuyên gia triển khai các công trình nghiên cứu quy mô lớn về sau này.

Trước đó, vào năm 1949, Moris Surdin, nhà vật lý người Do Thái nổi tiếng nhất ở Pháp, được Chính phủ Israel mời về nước làm việc. Trong thời gian Thế chiến II, Moris Surdin làm việc cho các chương trình nguyên tử của Mỹ và Anh.

Sau đó không lâu, Israel thành lập một Ủy ban tương tự như Ủy ban nguyên tử của Pháp, đứng đầu là nhà bác học vật lý kiệt xuất Ernest David Bergman.

Chẳng lâu la gì, người Do Thái đã hoàn toàn nắm được các bí mật về công nghệ chế tạo loại vũ khí này. Tuy nhiên, hoạt động bị chậm lại do thiếu nhiên liệu hạt nhân và một số máy móc, thiết bị.

Các chuyên gia tình báo và các nhà ngoại giao Israel được giao nhiệm vụ thu thập thông tin cần thiết về công nghệ nguyên tử.

Tháng 3/1957, nhân danh nước Pháp, Bộ trưởng chiến tranh Burze-Manori ra lệnh cung cấp miễn phí cho Israel một lò phản ứng nguyên tử.

Ngày 3/10/1957, Hiệp ước hợp tác Pháp-Israel đã được ký kết, theo đó Pháp cung cấp lò hạt nhân nguyên tử công suất 24 MW cùng với toàn bộ nhân viên kỹ thuật và các văn bản kỹ thuật cần thiết để lắp đặt lò phản ứng này.

Bí mật về bom nguyên tử của Israel ảnh 2
Tên lửa hành trình “Gabriel-3” mang đầu đạn hạt nhân của Israel

Israel nhanh chóng thành lập một cơ quan tình báo mới gọi là “Cục các nhiệm vụ đặc biệt”, viết tắt là LAKAM, với nhiệm vụ bảo đảm đầy đủ và an toàn cho chương trình hạt nhân và cung cấp các tin tức tình báo cần thiết.

Một lò phản ứng nguyên tử được xây dựng ở khu vực Dimon, trên vùng sa mạc Negev, dưới vẻ bề ngoài là một nhà máy kéo sợi cỡ lớn. Trong quá trình xây dựng công trình này có sự tham gia của rất nhiều người Pháp và họ đã bị chụp ảnh từ trên không.

Với công suất 24 MW, lò phản ứng ở Dimon có thể tạo ra khoảng 3 kg chất urani, đủ để chế tạo một đầu đạn hạt nhân công suất 18KT, tương đương với công suất quả bom nguyên tử đã từng ném xuống Hyrosima.

Dĩ nhiên, với lò phản ứng hạt nhân như vậy, Israel khó có thể trở thành một quốc gia hạt nhân. Tuy nhiên, đặc điểm kết cấu của lò này cho phép tăng 10 lần công suất, kéo theo khả năng chế tạo chất plutoni làm vũ khí.

Israel đã thỏa thuận được với một hãng của Pháp là Sen-Goben về việc cung cấp tài liệu kỹ thuật và thiết bị.

Bằng nỗ lực phi thường, tới đầu năm 1970, Israel trở thành thành viên không chính thức thứ 6 của “Câu lạc bộ hạt nhân”, sau Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp và Trung Quốc, mặc dù Tel-Aviv chưa bao giờ chính thức tuyên bố họ có bom nguyên tử.

Năm 1986, một nhân viên thuộc trung tâm hạt nhân của Israel là Vanunu đã chuyển cho báo “The Sunday Times” và “The Daily Mirror” gần chục bức ảnh và đưa ra một loạt tuyên bố khẳng định khả năng đó của Israel.

Các chứng cứ đó chứng tỏ Israel đã nâng công suất 25 MW lò phản ứng của Pháp thành công suất 150MW, bảo đảm tạo ra lượng urani đủ để chế tạo 10 đầu đạn nhiệt hạch trong một năm.

Bí mật về bom nguyên tử của Israel ảnh 3

Nhưng sau đó, Tel-Aviv không khẳng định họ có bom nguyên tử, cũng không chính thức phủ nhận điều đó.

Trên thực tế, kho bom của Israel không chỉ có đạn nguyên tử mà còn có cả phương tiện mang. Theo tiết lộ của tờ tạp chí “Zoldat Und Tekhnik (Đức), phương tiện mang đầu tiên của Israel là máy bay tiêm kích ném bom F-4E “Phanton” do Mỹ cung cấp.

Đầu những năm 1970, một phi đội máy bay “Phanton” đã được trang bị các thiết bị để treo bom nguyên tử. Như vậy, bom nguyên tử là phương tiện chiến lược đầu tiên của Israel.

Về sau, Israel còn phát triển thành công tên lửa tầm xa mang bom hạt nhân  “Ierkhon-2B”, tầm xa 1.500 km, có thể tiêu diệt phần lớn các mục tiêu trên lãnh thổ Ai Cập, Siry, Liban, Iraq, Yemen, Iran và phía đông Liby.

Ngoài ra, Israel còn có tàu ngầm được trang bị 8 ống phóng ngư lôi đường kính 650mm, cho phép phóng tên lửa hành trình “Gabriel-3” mang đầu đạn hạt nhân.

Như  vậy, đến nay Israel không chỉ là một thành viên của “Câu lạc bộ hạt nhân”, mà còn là một trong bốn cường quốc hạt nhân có đầy đủ bộ ba hạt nhân chiến lược.

Lê Minh Quang
Theo “Semo-40”

MỚI - NÓNG