
1. Khởi nghĩa Yên Thế diễn ra ở tỉnh nào?
-
icon
Bắc Giang
-
icon
Hưng Yên
-
icon
Bắc Ninh
B là đáp án đúng. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế nổ ra những năm cuối thế kỷ 19 tại vùng Yên Thế Thượng, thuộc các huyện Tân Yên, Yên Thế, Việt Yên và Yên Dũng của tỉnh Bắc Giang ngày nay. Khi thực dân Pháp chiếm Bắc Kỳ, chúng đưa quân lên bình định cả vùng Yên Thế. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân ở đây đã đứng lên tự vệ. Từ năm 1884 đến 1892, tại vùng Yên Thế có hàng chục toán quân chống Pháp, đặt dưới sự chỉ huy của nhiều thủ lĩnh. Người uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm, lãnh đạo nghĩa quân đẩy lùi nhiều trận càn quét của quân Pháp vào khu vực Cao Thượng, Hố Chuối. Đến năm 1891, nghĩa quân làm chủ một vùng rộng lớn và mở rộng hoạt động sang Phủ Lạng Thương (vùng thành phố Bắc Giang ngày nay). Trước những đợt tấn công, càn quét mới của giặc, nghĩa quân phải rút dần lên vùng Bắc Yên Thế xây dựng, củng cố hệ thống công sự phòng thủ. Tháng 3/1892, Pháp huy động khoảng 2.200 quân, gồm nhiều binh chủng ồ ạt tấn công vào căn cứ của nghĩa quân, gây tổn thất nặng, nhiều người bị địch bắt và giết hại, một số phải ra hàng. Đề Nắm bị sát hại vào tháng 4/1892. Từ năm 1893 đến 1897, Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) trở thành thủ lĩnh tối cao của cuộc khởi nghĩa. Tên thật là Trương Văn Thám, quê ở Tiên Lữ (Hưng Yên), Đề Thám theo gia đình lên làm ăn ở Sơn Tây sau sang Yên Thế (Bắc Giang) sinh sống. Sau khi Đề Nắm hy sinh, ông tập hợp những toán quân binh còn sót lại, mở rộng địa bàn hoạt động.

2. Nghĩa quân của Đề Thám tập luyện quân sự tại đồn điền nào?
-
icon
Phồn Xương
-
icon
Phồn Thịnh
-
icon
Phồn Long
A là đáp án đúng. Trong bối cảnh phong trào kháng chiến cả nước bị đàn áp dữ dội, nhiều cuộc khởi nghĩa đã thất bại, Đề Thám phải tìm cách giảng hòa với Pháp để có thời gian củng cố lực lượng. Tháng 10/1894, theo thỏa thuận giữa hai bên, quân Pháp phải rút khỏi Yên Thế, Đề Thám được cai quản bốn tổng: Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng. Nhưng cuộc hòa hoãn kéo dài chưa được bao lâu thì Pháp bội ước, lại tổ chức tấn công (11/1895). Nghĩa quân phải chia nhỏ thành từng toán, trà trộn vào dân để hoạt động. Nhằm bảo toàn lực lượng, lại biết được ý đồ của Pháp đang muốn chấm dứt xung đột để tiến hành khai thác thuộc địa, Đề Thám xin giảng hòa lần thứ hai (12/1897). Để được hòa hoãn lần này, Đề Thám phải tuân thủ những điều kiện ngặt nghèo do Pháp đặt ra, như nộp khí giới, thường xuyên trình diện chính quyền thực dân. Bề ngoài, Đề Thám tỏ ra phục tùng, nhưng bên trong thì ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng chống Pháp. Tranh thủ thời gian hòa hoãn kéo dài, Đề Thám cho nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tích cực luyện tập quân sự tại đồn điền Phồn Xương. Đội quân của ông tuy không đông (khoảng 200 người) nhưng rất tinh nhuệ, thiện chiến. Căn cứ vào Yên Thế trở thành nơi tụ hội của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi kéo về (từ Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương…). Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội năm 1908, thực dân Pháp quyết định mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt bằng được phong trào nông dân Yên Thế. Nghĩa quân trải qua những tháng ngày gian khổ, phải di chuyển liên tục từ nơi này sang nơi khác. Nhiều thủ lĩnh đã hy sinh, một số phải ra hàng. Đến tháng 2/1913, khi Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

3. Mộ của Đề thám được đặt ở đâu?
-
icon
Chưa tìm thấy mộ
-
icon
Bắc Giang
-
icon
Bắc Ninh
C là đáp án đúng. Trong gần 30 năm lãnh đạo khởi nghĩa Yên Thế, Đề thám đã tổ chức đánh nhiều trận, tiêu biểu là Luộc Hạ, Cao Thượng (tháng 10 năm 1890), thung lũng Hố Chuối (tháng 12 năm 1890) và Đồng Hom (tháng 2 năm 1892), trực tiếp đương đầu với các Thiếu tướng Godin, Voyron và Đại tá Frey. Trong hai năm (1893-1895) quân Pháp đã tập trung lực lượng để đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Pháp không từ một thủ đoạn nào, từ phủ dụ đến bao vây tàn sát. Hoàng Hoa Thám bằng chiến thuật du kích tài tình đã tránh được mũi nhọn của quân Pháp và đã gây cho họ những tổn thất nặng nề. Nghĩa quân Yên Thế đã trừng trị nhiều kẻ phản bội, trong đó có Đề Sặt. Hiện tại vẫn chưa xác định được phần mộ Hoàng Hoa Thám, việc này cũng có nhiều giả thiết khác nhau và chưa có kết luận cuối cùng trong giới nghiên cứu

4. Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế là di tích cấp nào?
-
icon
Cấp quốc gia đặc biệt
-
icon
Cấp Tỉnh
B là đáp án đúng. Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế là di tích cấp quốc gia đặc biệt, bao gồm 8 ngôi đình, 7 chùa, 6 đền, 3 đồn, 1 điếm, 1 nghè, 1 động và 5 địa điểm. Đây là những di tích nguyên gốc có giá trị đặc biệt, lưu lại những dấu ấn quan trọng của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Tiêu biểu trong số đó là cụm di tích đình, chùa Hả, xã Tân Trung (Tân Yên). Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang, Tân Trung là quê hương của Đề Nắm, nơi Đề Nắm tế cờ khởi nghĩa ngày 15/3/1884. Trong gần 10 năm chống thực dân Pháp, Đề Nắm đã chỉ huy quân và dân Yên Thế đánh bại gần 10.000 quân Pháp khiến chúng phải thừa nhận đây là bãi chiến trường và là nơi xảy ra những sự kiện quan trọng nhất trong xứ thuộc địa của chúng ở Viễn Đông. Đồn Hố Chuối, xã Phồn Xương (Yên Thế) là đồn do Hoàng Hoa Thám thống lĩnh. Tại đây, vào cuối năm 1890 đầu năm 1891, nghĩa quân Yên Thế dưới sự chỉ huy của Hoàng Hoa Thám với lực lượng chỉ khoảng 150 người, đã liên tiếp đánh bại bốn cuộc tấn công lớn của thực dân Pháp với 2.200 binh lính trang bị vũ khí hiện đại (gồm cả bộ binh, công binh và pháo binh). Tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân, tài chỉ huy quân sự của tướng lĩnh cộng thêm sự phòng thủ kiên cố đã làm cho Hố Chuối trở thành căn cứ vững chắc khiến kẻ thù khiếp sợ. Đồn Phồn Xương, thị trấn Cầu Gồ (Yên Thế) là đại bản doanh của Hoàng Hoa Thám được xây dựng trong hai năm 1894-1895. Phía sau đồn Phồn Xương là doanh trại, chiến lũy của nghĩa quân Đề Thám. Ông đã cho xây dựng ở khu vực này một bát quái trận với nhiều đồn lũy thông nhau, sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào… Với vai trò to lớn của cuộc khởi nghĩa Yên Thế và giá trị của hệ thống di tích có liên quan, Thủ tướng đã ký Quyết định số 548 ngày 10/5/2012 công nhận những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế là di tích quốc gia đặc biệt.

5. Người con gái duy nhất của Đề thám tên là gì?
-
icon
Hoàng Thị Thế
-
icon
Hoàng Thị Thám
-
icon
Hoàng Thị Nho
C là đáp án đúng. Hoàng Thị Thế sinh ngày 31/3/1901 ở Phồn Xương, Yên Thế (Bắc Giang). Mẹ là Đặng Thị Nho, tục gọi là bà Ba Cẩn, người vợ thứ ba đồng thời là cộng sự của của thủ lĩnh nghĩa quân Yên Thế Hoàng Hoa Thám. Sau khi theo học trường Tây ở Bắc Kỳ, bà được đưa sang Pháp vào năm 1917 cùng với gia đình một viên chức nhà Đoan. Bà được Albert Sarraut (Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ) nhận làm con nuôi và cho bà theo học ở trường nội trú Jeanne D’Arc ở Biarritz (Pháp). Bà lấy tên là Marie Beatrice Destham. Vào năm 1930, bà Hoàng Thị Thế bước chân vào con đường nghệ sĩ trong bộ phim của Louis Mercanton, dựa theo một truyện ngắn của William-Somerset Maugham: Lá thư. Bà tự xưng là "công chúa Hoàng Thị Thế" và báo chí gọi bà là "công chúa Trung Hoa". Bà kết hôn ngày 14/8/1931, ở tòa thị chính Saint Amand ở Caudéran, cùng với Jean Joseph Bernard Robert Bourgès, 24 tuổi, không nghề nghiệp. Ngày 6/5/1932, bà là người sơ cứu đầu tiên cho cha đỡ đầu, Paul Doumer, Tổng thống Cộng hòa Pháp, bị một người Nga Gorguloff ám sát ở dinh thự Salomon de Rothschild, 11 đường Berryer ở Paris. Ngày 14/5/1935, bà sinh hạ một con trai, Jean Marie Albert Arthur. Trong năm đó, bà đóng trong phim của Maurice de Canonge, "Bí mật của lục bảo". Bà ly hôn ngày 19-1-1940 và mấy năm sau đó trở về Hà Nội. Hồi ký "Kỷ niệm thời thơ ấu" được bà viết ở Hà Bắc năm 1963. Năm 1974, bà về sống tại phòng 31, khu tập thể Văn Chương. Bà Hoàng Thị Thế qua đời ngày 9/12/1988. Bà được chôn tại Phồn Xương, Yên Thế, Bắc Giang ( tức 1 tháng 11 Âm lịch).

6. Bà ba – người vợ nổi tiếng của Đề Thám tuẫn tiết năm nào?
-
icon
1910
-
icon
1911
-
icon
1912
A là đáp án đúng. Trong các bà vợ của Đề Thám, bà ba Đặng Thị Nhu (tên thường gọi là Nho) còn được biết đến là bà Ba Cẩn nổi tiếng tài giỏi. Bà là người Thổ Hà (Việt Yên). Bà Đặng Thị Nhu từ nhỏ được người cha với vốn kiến thức uyên thâm truyền dạy cho bà những thủ thuật hiếm có để làm những việc lớn trong thiên hạ. Như phép tính trong Thái Ất thần kinh (phép tính này trong lịch sử Việt Nam mới chỉ có Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm lĩnh hội được) bà Nhu cũng thuộc làu trong lòng bàn tay. Bà Nhu còn thông thuộc kỳ môn độn giáp, có thể tiên đoán trước được nhiều sự việc. Với tài trí trên thông thiên văn dưới tường địa lý, am hiểu Thái Ất thần kinh, kỳ môn độn giáp... bà đã giúp nghĩa quân của Đề Thám giành nhiều thắng lợi. Năm 1909, Pháp triển khai quân bố ráp khắp nơi. Sau một tháng lăn lộn nơi cửa tử ở Vĩnh Yên, Hoàng Hoa Thám vượt vòng vây về đến Yên Thế. Nhưng thực dân Pháp lại giăng bẫy tiếp tục tấn công, Đề Thám cùng bà Ba Cẩn đã chống trả kịch liệt. Thấy tình thế khó xoay chuyển, bà Ba Cẩn đã khuyên chồng nên rút lui vào rừng. Sáng 1/12/1909 bà Ba Cẩn và con gái là Hoàng Thị Thế bị quân địch bắt giữ. Sau một thời gian mẹ con bà Ba Cẩn bị giam tại Hoả Lò (Hà Nội), thực dân Pháp đày mẹ con bà sang Nam Mỹ. Trong lúc quân canh sơ hở, bà Ba Cẩn đã nhảy xuống biển tự tử vào ngày 25/12/1910 để thể hiện lòng trung với nghĩa quân và với Tổ quốc.

7. Bắc Giang không giáp với tỉnh, thành phố nào dưới đây?
-
icon
Hưng Yên
-
icon
Hà Nội
-
icon
Lạng Sơn
B là đáp án đúng. A là đáp án đúng. Bắc Giang là một tỉnh trung du thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Bắc Giang chiếm phần lớn diện tích của vùng Kinh Bắc xưa và có nền văn hoá phong phú, đặc trưng của Kinh Bắc, là một trong những cái nôi của Dân ca Quan họ với 23 làng quan họ cổ được UNESCO công nhận. Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Giang, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km. Bắc Giang phía đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây giáp tỉnh Thái Nguyên và thành phố Hà Nội và phía nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương. Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.851,4 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Bắc Giang hiện có 9 huyện và một thành phố, gồm: Hiệp Hòa, Việt Yên, Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang và thành phố Bắc Giang. Cư dân Bắc Giang sinh sống bằng nghề nông là chính. Trải qua nhiều đời, họ đã hình thành nên các làng, bản với hình thức kinh tế và văn hóa riêng biệt. Theo điều tra dân số ngày 31 tháng 12 năm 2018, dân số Bắc Giang có 1.672.000 người, với mật độ dân số 434 người/km², gấp 1,5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước Trong những năm gần đây, kinh tế của Bắc Giang phát triển khá toàn diện và đang khẳng định được vị thế là trung tâm kinh tế lớn thứ hai của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

8. Địa hình chủ yếu của Bắc Giang là gì?
-
icon
Cả miền núi và trung du
-
icon
Miền núi
-
icon
Trung du
C là đáp án đúng. Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng: Miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ. Vùng trung du bao gồm các huyện: Hiệp Hòa, Việt Yên và thành phố Bắc Giang. Vùng miền núi bao gồm 7 huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Trong đó một phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao. Đặc điểm chủ yếu địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích) là chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệch về độ cao lớn. Nhiều vùng đất đai tốt, nhất là ở các khu vực còn rừng tự nhiên. Vùng đồi núi thấp có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp nh¬ư: Vải thiều, cam, chanh, na, hồng, chè, đậu tương, lạc...; thuận tiện để chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thủy sản. Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du (chiếm 28% diện tích toàn tỉnh) là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng tùy theo từng khu vực. Vùng trung du có khả năng trồng nhiều loại cây l-ương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác.

9. 3 con sông lớn nào chảy qua địa phận Bắc Giang?
-
icon
Sông Thương - Cầu - Lục Nam
-
icon
Sông Hồng - Cầu - Lục Nam
-
icon
Sông Cầu - Thái Bình - Kinh Thầy
B là đáp án đúng. Phần lãnh thổ tỉnh Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua với tổng chiều dài 347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Trong đó sông Cầu dài 290 km, đoạn chảy qua Bắc Giang dài 101 km. Sông Cầu có hai chi lưu lớn nằm ở hữu ngạn là sông Công và sông Cà Lồ. Lưu lượng nước sông Cầu hàng năm khoảng 4,2 tỷ m3, hiện nay đã có hệ thống thủy nông trên sông Cầu phục vụ nước tưới cho các huyện: Tân Yên, Việt Yên, Hiệp Hòa, một phần thành phố Bắc Giang và huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Sông Lục Nam dài khoảng 175 km, đoạn chảy qua Bắc Giang dài khoảng 150 km, bao gồm các chi lưu chính là sông Cẩm Đàn, sông Thanh Luận, sông Rán, sông Bò. Lưu lượng nước hàng năm khoảng 1,86 tỷ m3. Hiện tại trên hệ thống sông Lục Nam có khoảng 170 công trình chủ yếu là hồ, đập phục vụ nước tưới cho các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam. Sông Thương dài 87 km, có chi lưu chính là sông Hóa, sông Sỏi và sông Trung. Lưu lượng nước hàng năm khoảng 1,46 tỷ m3, trên sông Thương đã có hệ thống thủy nông Cầu Sơn phục vụ nước tưới cho huyện Lạng Giang, một phần các huyện: Lục Nam, Yên Dũng và thành phố Bắc Giang.

10. Huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang có một cây tới nghìn năm tuổi, là điểm đến của du khách và các nhà nghiên cứu, đó là cây gì?
-
icon
Dã Hương
-
icon
Cây Đa
-
icon
Cây Bồ Đề
C là đáp án đúng. Cây dã hương nằm ở xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang. Theo Cổng thông tin điện tử Bắc Giang, các cụ cao niên ở địa phương cho biết cây này khoảng 1.000 tuổi, còn cụ thể thì chưa xác định được. Thời Pháp thuộc (năm 1938), cây dã hương đã được trường Viễn Đông Bác Cổ xếp vào loại cây cổ thụ hiếm có của Bắc Kỳ. Năm 1989, cây cùng quần thể cụm di tích Tiên Lục được Nhà nước xếp hạng là di tích cấp quốc gia. Cây cao khoảng 40 m, chu vi nhỏ nhất của gốc cây là hơn 8,3 m, lớn nhất là trên 11 m, nhiều người ôm không xuể. Lá cây xanh quanh năm, hương hoa của cây tỏa ra mùi thơm ngát; hoa nở vào cuối xuân, đầu hè, màu vàng nhạt, cánh nhỏ li ti và có mùi thơm tựa như hoa dạ lan. Cây dã hương trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước, các nhà khoa học đến tham quan và nghiên cứu.

11. Trạng nguyên nào quê ở Bắc Giang?
-
icon
Giáp Hải
-
icon
Lê Văn Thịnh
-
icon
Mạc Đĩnh Chi
B là đáp án đúng. Trạng nguyên Giáp Hải còn gọi là Trạng Kế, người làng Dĩnh Kế, xã Dĩnh Kế, nay thuộc thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Theo gia phả và sách cổ, Giáp Hải còn có tên là Giáp Trừng, sinh năm 1517. Ông thông minh, chăm chỉ dùi mài kinh sử. Đến khoa thi Mậu Tuất (1538), khi 22 tuổi, Giáp Hải thi đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ nhất danh, tức trạng nguyên. Năm 1540, sau khi đỗ trạng được 2 năm, Thái Tông Mạc Đăng Doanh đột ngột qua đời, con là Mạc Phúc Hải lên thay. Vì phải kiêng huý tên vua nên Giáp Hải mới đổi là Giáp Trừng, còn dân gian vẫn quen gọi là Trạng Kế. Bối cảnh lịch sử lúc ấy, nhà Mạc bị nhà Minh o ép lấy cớ Mạc Đăng Dung tiếm ngôi nhà Lê, nên rình rập xâm lược. Để bảo vệ vương triều còn non trẻ, bảo vệ dân thoát cảnh chiến trận và họa xâm lăng, nhà Mạc buộc phải có những nhượng bộ nhất định về biên giới. Do có tài văn chương lại giỏi đối đáp nên sau khi đỗ trạng, Giáp Hải được vua cử đi lãnh trách nhiệm ngoại giao tiếp các sứ giả nhà Minh và đã khéo léo dàn xếp ổn thỏa vấn đề biên giới nên kẻ địch phải nể phục. Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang, trạng nguyên Giáp Hải, khi làm quan chính trực, thanh liêm, được nhà vua sủng ái tin dùng, các bạn đồng triều kính phục. Thời gian làm quan của ông trước sau 5 lần giữ chức thượng thư, ba lần giữ chức đài ấn, được phong tước Thái bảo Sách quốc công. Ông về nghỉ hưu không được bao lâu thì mất vào tháng 12/1586, tại quê hương làng Dĩnh Kế, thọ 70 tuổi. Mộ ông được đặt tại núi Kế, dân quen gọi là núi ông Trạng. Các dấu vết về giếng ông Trạng, chân ông Trạng, miếu ông Trạng vẫn còn mãi đến sau này. Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi quê ở Hải Dương, còn Lê Văn Thịnh quê ở Bắc Ninh.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm