Bí ẩn mộ phần danh tướng thời Tam Quốc

Bí ẩn mộ phần danh tướng thời Tam Quốc
Như đã nói ở phần trước, trên thực tế, không chỉ riêng Tào Tháo, mà với hầu hết các nhân vật của thời Tam Quốc, mộ phần đích thực của họ đến nay vẫn là những bí ẩn chưa có lời giải đáp.

Bí ẩn mộ phần danh tướng thời Tam Quốc

> Lăng mộ Tào Tháo, ba thực bảy hư

Mộ Lưu Bị

Năm 223, Lưu Bị mất ở cung Vĩnh An, Phụng Tiết, Tứ Xuyên. Hiện có 3 giả thiết về mộ phần của ông: Giả thiết thứ nhất nói mộ ông nằm ở ngay phía tây chính điện trong đền thờ Gia Cát Lượng) ở Thành Đô. Sau này, 2 bà vợ của Lưu Bị (họ Cam và họ Ngô) cũng được con trai ông là Lưu Thiện đưa về an táng tại đây.

Bí ẩn mộ phần danh tướng thời Tam Quốc ảnh 1

Giả thiết thứ hai do nhà nghiên cứu văn hóa Trung Quốc Quách Mạt Nhược đưa ra năm 1961. Ông Quách cho rằng do Lưu Bị mất vào mùa hè, trời nóng nực, từ Phụng Tiết đến Thành Đô lại ngược dòng, phải mất ít nhất 30 ngày đường mới đến nơi, nên việc đưa thi hài Lưu Bị đến Thành Đô là không hợp lý. Do đó, khả năng Lưu Bị được an táng ngay tại Phụng Tiết là rất cao. Còn một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng mộ Lưu Bị nằm ở Bành Sơn, Tứ Xuyên.

Mộ Quan Công

Trong sách Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung có viết, sau khi rời khỏi Mạch Thành, Quan Vân Trường bị các bộ tướng của Tôn Quyền là Phan Chương bắt sống. Quan Vũ không chịu đầu hàng Đông Ngô và bỉ xử chém. Lúc đó ông 58 tuổi.

Quan Vân Trường trên phim
Quan Vân Trường trên phim .

Tôn Quyền, chủ Đông Ngô đưa đầu Quan Vũ tặng Tào Tháo bấy giờ đang ở Lạc Dương nhằm hướng sự căm thù của nhà Thục vào nhà Ngụy. Nhưng Tào Tháo tương kế tựu kế, phần cũng kính trọng Quan Công là người trung nghĩa bèn sai chạm gỗ trầm hương làm thân mình, ghép vào, rồi cho an táng ở Lạc Dương theo nghi thức dành cho vương hầu.

Nơi được cho là chôn đầu Quan Vũ là Vũ Lâm, rộng hơn 130ha, cách thành phố Lạc Dương 7km về phía Nam, là quần thể kiến trúc cổ đại duy nhất ở Trung Quốc.

Còn phần thân của Quan công được cho là chôn ở Đương Dương, tỉnh Hồ Bắc. Trong khi đó, ở tỉnh Sơn Tây cũng có ngôi mộ được cho là để táng phần hồn của ông (Quan Công chết không toàn thây), ở Thành Đô, Tứ Xuyên lại có mộ táng áo mũ của ông.

Mộ Gia Cát Lượng

Năm Kiến Hưng thứ 12 (234), Gia Cát Lượng (Khổng Minh) lâm bệnh nặng và mất ở ngoài mặt trận khi đang đánh nhau với quân Ngụy. Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng Khổng Minh được an táng một cách rất sơ sài (huyệt mộ nhỏ vừa đủ đặt quan tài, mặc quần áo thường ngày) ở chân núi Định Quân, thuộc huyện Miễn, tỉnh Thiểm Tây.

Đền thờ Gia Cát Lượng ở Thành Đô
Đền thờ Gia Cát Lượng ở Thành Đô .

Nhưng dân gian lại truyền nhau câu chuyện rằng Khổng Minh đã ra lệnh cho 4 binh sĩ khiêng quan tài của ông đi về phía Nam, đến khi nào đòn gãy, thừng đứt thì chôn ngay tại nơi đó.

Ngày nay, ở Trung Quốc có rất nhiều nơi lập đền thờ Gia Cát Lượng trong đó nổi tiếng nhất vẫn là đền thờ ở chân núi Định Quân, sau đó đến miếu Võ Hầu ở Thành Đô, ở thành Bạch Đế, huyện Phụng Tiết, Trùng Khánh… nhưng mộ phần thực của ông ở đâu thì đến nay vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Mộ Tôn Quyền

Theo truyền thuyết, phần mộ Tôn Quyền đặt trên núi Mai Hoa, thành phố Nam Kinh ngày nay.

Tôn Quyền qua nét vẽ của Diêm Lập Bản - một họa sĩ thời Đường.
Tôn Quyền qua nét vẽ của Diêm Lập Bản - một họa sĩ thời Đường. .

Truyền thuyết cho rằng, hoàng đế thủy tổ nhà Minh là Chu Nguyên Chương khi tìm nơi để xây mộ cho mình đã chọn khu vực gần khu lăng mộ của Tôn Quyền. Các quần thần nhà Minh khuyên Chu Nguyên Chương nên dời mộ Tôn Quyền đi nơi khác thì ông trả lời rằng: “Tôn Quyền cùng với Thục, Ngụy tạo ra thế chân vạc thời Tam quốc, cũng là anh hùng một thời, để người đó lại trông mộ đạo cho ta”.

Mộ Trương Phi

Sử sách Trung Hoa ghi lại rằng, vào năm Chương Vũ thứ nhất, Trương Phi bị bộ tướng của mình ám sát ở Lãng Trung và mang đầu đến nộp cho Đông Ngô. Các bộ tướng này khi đi đến Vân Dương thì nghe tin Ngô - Thục đã giảng hòa nên đã vứt đầu Trương Phi xuống sông. Sau đó, một ngư dân vớt được chiếc đầu và mang lên bờ chôn. Từ đó mới có thuyết “Trương Phi đầu ở Vân Dương, mình ở Lãng Trung".

Trương Phi trên phim
Trương Phi trên phim .

Miếu Trương Phi ở Lãng Trung nằm ở phía tây khu cổ thành, thành phố Lãng Trung, tỉnh Tứ Xuyên, nơi Dực Đức từng đóng quân trong 7 năm.

Cũng có thuyết khác cho rằng khi hai bộ tướng của Trương Phi là Trương Đạt, Phạm Cương vứt đầu ông xuống sông, có người dân chài đang đêm mơ thấy Trương Phi báo mộng nê đến đoạn sông đó thả lưới vớt thủ cấp của ông. Người này cũng vớt được một hũ vàng và dùng số vàng đó xây miếu thờ Trương Phi ở Vân Dương. Sử sách ghi nhận miếu này đã có 1.700 năm lịch sử.

Mộ Hoa Đà

Hoa Đà là người ở huyện Tiêu, nước Bái thuộc Dự châu, là đồng hương của Tào Tháo.

Phác thảo chân dung thần y Hoa Đà
Phác thảo chân dung thần y Hoa Đà .

Ông nổi tiếng là thầy thuốc giỏi đương thời. Ông được Tào Tháo trọng dụng, giữ lại trong quân để chữa bệnh. Sau này Tào Tháo có người nhà mắc bệnh, lại gọi Hoa Đà tới chữa. Được một thời gian, Hoa Đà xin về nhà thăm vợ có bệnh, lại xin nghỉ thêm ít lâu nữa. Tào Tháo nghi ngờ, sai người đến dò xét thì thấy vợ Hoa Đà không có bệnh gì, bèn hạ lệnh bắt Hoa Đà vào ngục hỏi tội. Bị ngục lại tra tấn, Hoa Đà chết trong ngục.

Sau khi chết, Hoa Đà được chôn ở Hà Nam, bên bờ tây sông Thạch Hà, thôn Tô Kiều, cách thành Hứa Xương 15km. Mộ cao 4m, rộng 360m2, hình oval. Năm Càn Long thứ 17 (1.752), vua cho lập bia đá khắc dòng chữ: “Hán thần y Hoa công mộ” (phần mộ thần y họ Hoa đời Hán). Có lẽ trong những nhân vật Tam Quốc, mộ phần của Hoa Đà là được xác định rõ ràng hơn cả.

Theo Trường Thủy
Khampha.vn

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG