Bí ẩn hố xanh tiêu diệt đế chế Maya hùng mạnh

 Hố xanh khổng lồ trên vùng biển ngoài khơi quốc gia Trung Mỹ Belize.
Hố xanh khổng lồ trên vùng biển ngoài khơi quốc gia Trung Mỹ Belize.
Hố xanh khổng lồ, sâu thẳm ngoài khơi của Belize đang khiến các nhà khoa học nghi ngờ là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt diệt của đế chế Maya hùng mạnh.

Đối với các thợ lặn hay du khách, Hố xanh là một hang động ngầm dưới biển vô cùng mê hoặc của quốc gia Trung Mỹ Belize, được kênh truyền hình Discovery đánh giá là 1 trong 10 điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh.

Nhưng với các nhà khoa học, còn có nhiều điều ẩn chứa trong khu vực hình tròn đặc biệt này, có thể đây là bằng chứng cho một đợt hạn hán kỉ lục dẫn đến sự sụp đổ của nền văn minh Maya hùng mạnh thời cổ đại.

Andre Droxler, nhà khoa học nghiên cứu Trái đất đến từ Đại học Rice, Mỹ nói các nghiên cứu mới đang củng cố thêm giả thuyết này.

Các nhóm khoan thăm dò trong khu vực lòng Hố xanh và vịnh xung quanh phát hiện tỉ lệ titan và nhôm thay đổi mạnh trong khoảng thế kỉ IX và X, trùng với giai đoạn văn minh Maya rơi vào thời kì suy thoái trên bán đảo Yucatan.

Khi hàm lượng titan trong đất lớn đồng nghĩa với việc thường xuyên xuất hiện những cơn mưa lớn, mang theo hàm lượng chất này từ miệng núi lửa xuống vùng đồng bằng bên dưới.

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ năm 800-1000, hàm lượng 2 chất này thu được giảm rõ rệt, cho thấy lượng mưa trong thời kì này không nhiều. Droxler nhận định rằng: "Khi đợt hạn hán kéo dài có thể dẫn đến mất mùa, nạn đói và tình trạng bất ổn".

Theo tài liệu nghiên cứu khảo cổ, nền văn minh Maya phát triển mạnh mẽ về thiên văn học và nông nghiệp, là một đế chế hùng mạnh trong vùng Yucatan trong nửa đầu của thiên niên kỉ thứ nhất sau Công nguyên.

Thế nhưng, vào những năm 900, hầu hết các thành phố của nền văn minh này nằm trong khu vực các quốc gia Guatemala, El Salvador, Honduras và miền Nam Mexico hiện nay đã bị bỏ hoang.

Câu hỏi về nguyên nhân của sự thay đổi này được các nhà khoa học đặt ra trong nhiều thập kỉ với nhiều giả thuyết được đưa ra.

Nguyên nhân hạn hán không phải là mới xuất hiện, tuy nhiên khám phá về hàm lượng titan và nhôm mới đây quanh Hố xanh như củng cố thêm cho giả thuyết này.

Trong năm 2012, các mẫu thí nghiệm lấy từ măng đá 2.000 tuổi trong khu vực cũng cho thấy sự ảnh hưởng của hạn hán trong nửa sau của thiên niên kỉ đầu tiên.

Thời điểm đó, nhà khảo cổ môi trường Douglas Kennett đã nói: "Phát hiện cho thấy một đợt hạn hán được cho là góp phần vào sự sụp đổ của nền văn minh Maya".

Theo Theo vtc.vn
MỚI - NÓNG