Một nghiên cứu mới cho thấy bệnh nhân mắc bệnh vảy nến có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cao hơn những người không bị vảy nến, nguy cơ gia tăng tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.
Bệnh vảy nến là tình trạng các tế bào tăng sinh nhanh chóng trên bề mặt da, tạo thành vảy dày, khô và ngứa. Bệnh vảy nến là tình trạng viêm ngoài da do rối loạn tự miễn dịch khiến các tế bào da nhân lên nhanh chóng.
Nhiễm trùng, căng thẳng và cảm lạnh là một số trong những yếu tố chính có thể gây ra bệnh tiểu đường typ 2. Bệnh vẩy nến thường gặp ở da, da đầu, đầu gối, khuỷu tay, bàn tay, bàn chân, bộ phận sinh dục và móng tay.
Nghiên cứu cho thấy đối với những người bị bệnh vẩy nến 10% diện tích cơ thể hoặc nhiều hơn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 64% so với những người không bị bệnh vảy nến.
Nghiên cứu đã được tiến hành trong 4 năm với sự tham gia của 8124 tình nguyện viên bị mắc bệnh vảy nến và 76599 tình nguyện viên không bị bệnh vảy nến.
Để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh vẩy nến, Gelfand và nhóm nghiên cứu đã sử dụng diện tích bề mặt cơ thể (BSA) để đo phần trăm cơ thể bị vẩy nến.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân có BSA ở mức 2% hoặc ít hơn có nguy cơ cao hơn 21% so với những người bị bệnh vảy nến. Nguy cơ này tăng lên đáng kể ở bệnh nhân có BSA từ 10% trở lên.
Hơn nữa, họ phát hiện ra rằng với mỗi 10% BSA bị vảy nến tăng tăng lên, nguy cơ tương đối tăng thêm 20%. Nói cách khác, bệnh nhân có 20% BSA bị vảy nến có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn 84%, bệnh nhân có 30% BSA bị vảy nến có nguy cơ cao hơn 104%.
Tác giả của nghiên cứu, Joel M. Gelfand, , MD MSCE, giáo sư da liễu và dịch tễ học tại Penn cho biết: "dạng viêm vẩy nến thúc đẩy sự kháng insulin, bệnh vẩy nến và bệnh tiểu đường có những đột biến di truyền tương tự là gợi ý cho cơ sở sinh học về mối liên hệ giữa 2 bệnh trong nghiên cứu".
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Journal of the American Academy of Dermatology.
Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường.
1. Tiểu sử gia đình
Bệnh tiểu đường trong hầu hết các trường hợp là do di truyền. Bệnh tiểu đường type 2 thường xuất hiện qua nhiều thế hệ ở một gia đình. Nếu có một người trong gia đình bị bệnh tiểu đường typ 2, thì con của họ có nguy cơ mắc bệnh cao.
2. Thừa cân:
Thừa cân là một yếu tố nguy cơ khác của bệnh tiểu đường typ 2. Chất béo tích tụ quanh eo khi cơ thể không sản xuất và sử dụng insulin. Điều này dẫn đến bệnh tiểu đường typ 2.
3. Lối sống lười vận động:
Ít tập thể dục, thói quen ăn uống không lành mạnh, thiếu chất dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường typ 2. Điều này ngày càng trở nên phổ biến trong nhóm độ tuổi lao động.