Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và không được điều trị đúng, không ít người đã ngã quỵ trước căn bệnh này. Nếu bạn hoặc bất kỳ thành viên nào trong gia đình bạn đang bị ung thư vú thì đây là một số tin tốt dành cho bạn.
Một nghiên cứu mới đã tìm ra một hợp chất có trong các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành giúp ngăn chặn sự phát triển của ung thư vú.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Arizona, Mỹ cho biết genistein – có trong thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành - có thể bảo vệ BRCA1, một gen đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự phát triển khối u ở mô vú. BRCA1 là một gen ức chế khối u. Khi hoạt động bình thường, gen BRCA1 có chức năng giữ ổn định cấu trúc ADN, bảo vệ, chống lại các bệnh di truyền như ung thư; khi BRCA1 hoạt động không bình thường, khả năng cơ thể chống lại ung thư vú bị suy yếu. Tỷ lệ mắc ung thư vú do đột biến BRCA1 rất nhỏ, nhiều bệnh nhân ung thư vú có khả năng sao chép gen bình thường, nhưng các gen bị "methyl hóa" - bọc trong các phân tử carbon gây bất hoạt quá trình phiên mã. Đột biến đồng nghĩa gen BRCA1 theo cách này khiến gen mất chức năng ức chế khối u.
Thụ thể hydrocarbon thơm (AhR), đột biến đồng nghĩa gen BRCA1, gây ra một loạt tác dụng không mong muốn. Khi BRCA1 không thể thực hiện chức năng ức chế khối u sẽ khiến các tế bào ung thư phát triển mạnh, các nhà nghiên cứu cho biết.
Nghiên cứu cho thấy genistein có thể “tiêu diệt” AhR. Nhóm nghiên cứu hy vọng khám phá này sẽ đưa tới các liệu pháp genistein có thể ngăn chặn ảnh hưởng của AhR. Genistein được tìm thấy trong đậu nành, một giống cây họ đậu giàu protein và isoflavone.
"Lượng đậu nành tiêu thụ trong cả cuộc đời của phụ nữ châu Á có liên quan đến giảm nguy cơ ung thư vú. Genistein thuộc nhóm isoflavone, có hàm lượng cao trong đậu nành, có khả năng ngăn chặn methyl hóa ADN- đột biến đồng nghĩa của gen BRCA1," Donato F Romagnolo, giáo sư tại Đại học Arizona cho biết. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Current Developments in Nutrition.
Dưới đây là một số cách tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ ung thư vú.
1. Chế độ ăn lành mạnh: Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh là rất cần thiết để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, hoa quả, các loại rau và giảm lượng thực phẩm chế biến trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.
2. Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục không chỉ có nghĩa là bạn cần đến phòng tập gym. Vận động cơ thể, có thể đi bộ hoặc chạy bộ 30 phút mỗi ngày cũng giúp giảm nguy cơ ung thư vú.
3. Bỏ thuốc lá và rượu: Ngoài việc thực hiện chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, bạn nên tránh những thói quen xấu như hút thuốc hoặc lạm dụng rượu. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc lá không chỉ gây tổn hại cho phổi mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Có những nghiên cứu cho thấy rằng uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.