Một nghiên cứu mới đã tìm ra mối liên hệ giữa không khí độc hại và tình trạng tâm lý căng thẳng, ô nhiễm không khí có thể gây hại đến sức khoẻ tâm thần của bạn.
Hàm lượng các hạt trong không khí càng cao thì tác động của chúng tới sức khoẻ tâm thần sẽ càng lớn. Nhà nghiên cứu Anjum Hajat, từ Đại học Washington, Mỹ, cho biết: “Điều này thực sự đưa ra một quỹ đạo mới xung quanh các ảnh hưởng sức khoẻ do ô nhiễm không khí gây ra”.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định được "các yếu tố xã hội" về sức khoẻ thể chất và tinh thần, như có các thực phẩm lành mạnh ở các cửa hàng thực phẩm địa phương, sự tiếp xúc với thiên nhiên hoặc khu vực sống an toàn.
Ô nhiễm không khí cũng liên quan đến thay đổi hành vi - ví dụ như ít ra ngoài trời hoặc lối sống ít vận động - có liên quan đến sự căng thẳng tâm lý hoặc cô lập xã hội.
Nghiên cứu tiến hành khảo sát với sự tham gia của 6000 người. Các nhà nghiên cứu sau đó sáp nhập cơ sở dữ liệu về ô nhiễm không khí và hồ sơ tương ứng với khu vực sống của mỗi cá nhân tham gia khảo sát.
Nhóm nghiên cứu không thực hiện các phép đo bụi mịn, một chất được sản xuất bởi động cơ ô tô, lò sưởi và bếp lò, và các nhà máy điện chạy bằng than hoặc khí đốt tự nhiên.
Nghiên cứu cho thấy nguy cơ căng thẳng tâm lý gia tăng khi các hạt bụi mịn trong không khí gia tăng. Bụi mịn (các hạt có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet) dễ hít phải, có thể hấp thụ vào mạch máu và có nguy cơ lớn hơn các hạt bụi có kích thước lớn.
Nghiên cứu gần đây đã được công bố trên tạp chí Health and Place.
Dưới đây là một số ảnh hưởng do ô nhiễm không khí gây ra:
1. Vấn đề hô hấp:
Khi tiếp xúc với ô nhiễm không khí, các hạt vật chất đi vào cơ thể thông qua quá trình hô hấp. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp nghiêm trọng và ảnh hưởng đến khả năng hô hấp hoặc gây ho nặng.
2. Ảnh hưởng dến phổi:
Hít thở trong môi trường không khí bị ô nhiễm trong thời gian dài làm gia tăng các vấn đề về phổi. Điều này đã được chứng minh bằng một số nghiên cứu. Điều quan trọng là bạn nên hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm để phổi không bị ảnh hưởng.
3. Áp lực tới tim:
Mối liên quan giữa ô nhiễm không khí và các vấn đề về tim mạch ngày càng gia tăng. Ô nhiễm gây ra viêm tim. Nếu không được chăm sóc cẩn thận thì có thể dẫn đến các vấn đề tim mạch nghiêm trọng. Khi chất ô nhiễm xâm nhập vào phổi, nó không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà còn ảnh hưởng đến mạch máu, gây hại cho tim.
Mức độ ô nhiễm không khí cao có thể gây kích ứng đường thở gây khó thở và do đó làm tăng khả năng bị hen suyễn. Ngoài ra đối với những người đã bị bệnh hen suyễn, tốt nhất là nên ở trong nhà và tránh xa những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí.