Bên trong căn cứ địa vang danh bốn bể ở TPHCM

Địa đạo Củ Chi được xây dựng hoàn toàn bằng sức người, với những công cụ thô sơ và dựa trên kinh nghiệm truyền thống, tri thức dân gian trong thời kỳ chiến tranh.
Bên trong căn cứ địa vang danh bốn bể ở TPHCM ảnh 1

Địa đạo Củ Chi là một hệ thống đường hầm phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách trung tâm TPHCM khoảng 70km về hướng Tây Bắc. Hệ thống hầm tại đây được xây dựng hoàn toàn bằng sức người, với những công cụ thô sơ và dựa trên kinh nghiệm truyền thống, tri thức dân gian trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam.

Bên trong căn cứ địa vang danh bốn bể ở TPHCM ảnh 2

Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, phòng ở, nhà bếp, phòng ăn, kho chứa, phòng họp... với chiều dài khoảng 250km. Ngày nay, di tích địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai khu vực là Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng) và Bến Đình (xã Nhuận Đức). Một số đường hầm được cải tạo, mở nắp rộng hơn cho du khách tham quan.

Địa đạo nằm tại khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở. Hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất, có thể chịu được sức công phá của các loại bom hạng nặng. Các khu vực khác nhau của địa đạo có thể được cô lập khi cần.

Bên trong căn cứ địa vang danh bốn bể ở TPHCM ảnh 3

Một giếng nước sâu hơn 10m được đào bên trong địa đạo.

Bên trong căn cứ địa vang danh bốn bể ở TPHCM ảnh 4

Đường hầm dưới lòng đất sâu từ 3-8m, chiều cao chỉ đủ cho một người khom lưng khi di chuyển. Các đường hầm theo hình xương sống tỏa ra nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn.

"Tôi thực sự khâm phục tài năng của người Việt Nam, họ di chuyển bên trong đường hầm chật hẹp thế này rất linh hoạt, với chúng tôi thì điều này vô cùng khó khăn", Ellie (27 tuổi, du khách người Anh) chia sẻ.

Bên trong căn cứ địa vang danh bốn bể ở TPHCM ảnh 5

Từ năm 1975 đến nay, do ảnh hưởng, tác động của thời gian, thiên nhiên, một số đoạn địa đạo đã bị xuống cấp, sụp lún, không còn dấu tích, một số đoạn đang có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi quá trình canh tác và xây dựng công trình.

Bên trong căn cứ địa vang danh bốn bể ở TPHCM ảnh 6

Khu vực phòng họp dưới địa đạo khá rộng, nơi đây dùng để tổ chức các cuộc họp trong thời kỳ kháng chiến.

Bên trong căn cứ địa vang danh bốn bể ở TPHCM ảnh 7
Bên trong căn cứ địa vang danh bốn bể ở TPHCM ảnh 8

Khu vực bếp ăn, phòng ăn được bố trí cạnh nhau. Nổi bật nhất là chiếc bếp Hoàng Cầm, đây là loại bếp dã chiến được sử dụng nhiều trong chiến tranh với công dụng làm tan loãng khói bếp tỏa ra khi nấu ăn nhằm tránh bị máy bay phát hiện từ trên cao, cũng như ở gần.

Bên trong căn cứ địa vang danh bốn bể ở TPHCM ảnh 9

Bên trong địa đạo Củ Chi, các đường dẫn đến những tầng có hầm ở và làm việc của các vị lãnh đạo, hầm giải phẫu, bếp ăn, hầm chứa lương thực và vũ khí, ổ chiến đấu, giếng nước, công binh xưởng, nhà may quân trang...

Địa đạo Củ Chi đã được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt vào tháng 12/2015.

Bên trong căn cứ địa vang danh bốn bể ở TPHCM ảnh 10

Khu hầm xưởng công binh với mô hình các chiến sĩ đang chế tạo vũ khí, đồ dùng sinh hoạt... từ những mảnh bom, đạn... thu giữ được từ quân địch.

Bên trong căn cứ địa vang danh bốn bể ở TPHCM ảnh 11

Các lỗ thông hơi được xây trên mặt đất để dẫn không khí vào địa đạo. Cứ cách vài mét lại có những lỗ thông hơi ngụy trang như những ụ mối.

Bên trong căn cứ địa vang danh bốn bể ở TPHCM ảnh 12

Một lỗ châu mai tại địa đạo Củ Chi, những lỗ nhỏ vừa đủ để đặt nòng súng, khi phát hiện kẻ địch đến gần, các chiến sĩ sẽ nổ súng tiêu diệt.

Bên trong căn cứ địa vang danh bốn bể ở TPHCM ảnh 13

Mô hình địa đạo Củ Chi được trưng bày tại các khu vực chiếu phim tự liệu để người dân và du khách dễ hình dung.

Bên trong căn cứ địa vang danh bốn bể ở TPHCM ảnh 14

Khuôn viên khu địa đạo Củ Chi còn trưng bày nhiều máy bay chiến đấu, xe tăng, xe bọc thép... từng được sử dụng trong chiến tranh. Khu Bến Dược có đền tưởng niệm liệt sĩ đã nằm xuống ở mảnh đất Củ Chi.

Theo Dân Trí
Tin liên quan