Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài âu lo

0:00 / 0:00
0:00
TPO - "Tôi đồng ý với một số ý kiến, nhưng phát biểu của các đại biểu chưa đủ, hoặc nguyên nhân nhạy cảm nhất thì chưa nói ra. Bên trong là cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài âu lo", đại biểu Vũ Trọng Kim tranh luận. 

"Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài âu lo"

Tiếp tục phiên thảo luận kinh tế xã hội sáng 1/6, đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim (Nam Định) tranh luận với ý kiến của đại biểu Trần Hữu Hậu về tình trạng "cán bộ sợ sai".

Phát biểu của đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim.

"Tôi cho rằng, đây là thực trạng có thật, tôi đồng ý với một số ý kiến, nhưng phát biểu của các đại biểu chưa đủ, hoặc nguyên nhân nhạy cảm nhất thì chưa nói ra. Bên trong là cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài âu lo", ông Kim nhấn mạnh.

Theo ông Kim, có vấn đề là đại biểu nói cái sợ sai đó chưa tới mức, tức là sợ sai rồi "còn né tránh, đùn đẩy, cái gì thuận lợi thì vơ vào, khó khăn thì đùn đẩy cho tổ chức, bên ngoài".

"Tôi phê bình các vị ĐBQH chưa đọc Nghị quyết Trung ương 7, có bài phát biểu quan trọng của Tổng Bí thư, nói rõ hơn những biểu hiện này, cần cùng nghiên cứu để tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề này", đại biểu nêu.

Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài âu lo ảnh 1

Đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim (Nam Định)

Ông Kim cho rằng, một số bộ phận cán bộ có biểu hiện sợ cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực càng mạnh lên thì cán bộ nhụt chí, không dám làm.

"Đây là nguyên nhân nhạy cảm nhất mà các đại biểu chưa nói, cứ nói vòng vòng xung quanh", ông Kim nói.

"Tôi cũng đề nghị từ nay các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, các cơ quan có liên quan khác phụ trách các cơ quan, đơn vị hãy chịu trách nhiệm liên đới, chịu trách nhiệm về sai sót của các cơ quan, đơn vị thì mới công bằng", ông Kim nói.

Đại biểu nhấn mạnh “phạt ba thẻ vàng cộng lại thành một thẻ đỏ, nếu cứ phạt thẻ đỏ như này sẽ rất nguy hiểm”.

Về hình sự hoá các vụ án kinh tế, ông Kim cho biết, khi nghe đại biểu Trương Trọng Nghĩa thảo luận tại tổ thấy "xót xa lắm". Ông đề nghị cần tránh việc đối xử với luật sư không công bằng, không đúng pháp luật.

"Chúng ta hãy hoan nghênh các thẩm phán làm đúng, làm đầy đủ các nhiệm vụ được nhà nước, nhân dân giao, nhưng đồng thời cũng để các luật sư làm hết nghĩa vụ của mình...

"Cần làm rõ có hay không chuyện đuổi Luật sư ra ngoài trong vụ án Lê Thị Dung. Đồng thời nêu rõ, cần hoan nghênh các thẩm phán làm đúng, làm đầy đủ và xuất sắc nhiệm vụ được giao; nhưng cũng cần để Luật sư làm hết nghĩa vụ và làm xuất sắc trong môi trường Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thượng tôn pháp luật", ông Kim nói.

Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài âu lo ảnh 2

Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau)

Cần xử lý cán bộ không làm gì mà gây ra hậu quả

Tranh luận, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau), cho rằng, đại biểu Vũ Trọng Kim chưa chỉ ra được bản chất, nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này.

“Hành vi không làm gì cả là hành vi vi phạm pháp luật”, theo ông Vân, hành vi ở đây bao gồm hành động và không hành động.

Theo ông, bộ phận này gồm 3 nhóm: nhóm không biết gì, không có lợi thì không làm và nhóm ba là biết như sợ không làm.

Cả ba nhóm đó đều không thực hiện nghĩa vụ mà pháp luật trao cho, ở đây là nhà nước và nhân dân trao cho.

Vi phạm như vậy phải xử lý, rất tiếc, các cấp, các ngành thấy cán bộ không làm gì, vi phạm mà không xử lý. Theo ông Vân, phải xem xét tính chất, mức độ và hậu quả gây ra.

Một người không làm gì cả mà gây hậu quả nghiêm trọng thì phải xử lý hình sự. Ông Vân ví dụ, bác sỹ không cứu người, gây hậu quả chết người là phải truy tố; một chủ tịch tỉnh không làm gì, dẫn đến hậu quả là kinh tế đình trệ, không phát triển, khiến doanh nghiệp, nhân dân gặp nhiều khó khăn, cần phải xử lý nghiêm khắc các trường hợp đó.

Vào chiều qua, phát biểu tranh luận về tình trạng sợ sai, đại biểu Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) cho rằng, không ít việc lớn, nhỏ, nếu cán bộ, công chức, viên chức quyết định thực hiện để đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn, đem đến hiệu quả cho dân, cho nước thì “phải vi phạm không nhiều thì ít”.

Do đó, cán bộ, công chức đứng trước sự lựa chọn giữa không làm thì không sai với làm thì vi phạm quy định, vi phạm pháp luật. Những người thấy làm sai quy định dù “vì lợi ích chung” mà không biết sợ, theo ông Hậu là “điếc không sợ súng” hoặc thiếu ý thức tổ chức kỷ luật.

Ông Hậu cho rằng: Cần phải làm sao để cán bộ, công chức, viên chức chỉ cần tập trung công sức và trí tuệ để “năng động, sáng tạo” thực hiện công việc của mình hiệu quả nhất cho dân, cho nước trong khuôn khổ các quy định của Đảng và pháp luật của nhà nước. Cụ thể, khi phát hiện luật hoặc các quy định chưa phù hợp thì tập trung sửa ngay với quy trình sao cho chặt chẽ nhưng đơn giản, ngắn gọn.

Làm rõ thêm về vấn đề này, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, nơi nào người đứng đầu quyết tâm, quyết liệt, dám nghĩ, dám làm thể hiện rõ vai trò lãnh đạo dẫn dắt thì nơi đó thành công, kỷ cương kỷ luật công vụ tốt.

Bà Trà cũng quả quyết, phải thay đổi, xoá bỏ nhận thức của một số người với tư tưởng không làm thì không sai. Đây chính là dấu hiệu của một loại tự diễn biến, cản trở nghiêm trọng sự phát triển.

“Hơn lúc nào hết, cả hệ thống chính trị phải cùng vào cuộc đồng bộ, thực hiện các giải pháp với ý thức và trách nhiệm cao nhất, quyết tâm công phá tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm và không dám làm trong thực thi công vụ”, Bộ trưởng Nội vụ nêu.

MỚI - NÓNG
Sẽ phát triển hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia
Sẽ phát triển hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia
TPO - Nằm uốn lượn giữa các dãy núi trùng điệp, hồ Hòa Bình được hình thành từ công trình thủy điện Hòa Bình. Nơi đây đang từng ngày vươn mình trở thành trung tâm du lịch lớn nhất tỉnh. Ông Lưu Huy Linh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình - cho biết hiện nay tỉnh đang tập trung phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia.