Bằng của ông Nguyễn Xuân Anh và chuyện công khai trường kém chất lượng

TS Hoàng Ngọc Vinh- nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp,
TS Hoàng Ngọc Vinh- nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp,
TPO - Liên quan việc bằng tiến sĩ của ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng không được Bộ GD&ĐT công nhận. Câu hỏi khiến dư luận quan tâm là tại sao Bộ GD&ĐT chưa công bố danh sách những trường nước ngoài được công nhận tại Việt Nam cũng như những trường không uy tín để người học biết?   

Trao đổi với Tiền Phong, TS Hoàng Ngọc Vinh nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT cho rằng Bộ GD&ĐT nên công bố danh sách các trường không uy tín để giúp người học có thông tin tham khảo và lựa chọn.

Cũng theo TS Vinh, việc công bố danh sách các trường kém chất lượng ở nước ngoài hay trong nước khi không đủ thông tin tin cậy là việc làm nhạy cảm và phức tạp. Nếu không cập nhật kịp thời rất gay go, có thể bị kiện nếu thông tin sai lệch.

“Nhưng đây là điều cần thiết, Bộ GD&ĐT nên làm thông qua hợp tác quốc tế và ký kết các thoả thuận quốc gia. Những thông tin tin cậy này sẽ làm cho người học đỡ mất công sức tiền bạc, đất nước đỡ mất ngoại tệ khi học những văn bằng nước ngoài ít giá trị”- TS Vinh nhấn mạnh.

TS Vinh cũng đề xuất, Bộ GD&ĐT nên thông qua các tổ chức quốc tế uy tín công bố danh sách các trường không được kiểm định để công bố lại (nếu được phép).

TS Vinh cũng đưa ra lời khuyên cho người học trước khi tham gia các chương trình nước ngoài, học viên không nên tin vào quảng cáo trên Internet mà cần đến các trung tâm tư vấn du học uy tín trong nước tìm hiểu thông tin về cơ sở đào tạo đã được các tổ chức kiểm định hợp pháp và đã được chính phủ nước đó thừa nhận hay không?

“Người học có thể truy cập vào website của trường hoặc qua người thân đã và đang học ở trường đó”- Ông Vinh nói.

Theo một thạc sỹ từng học đại học và sau đại học tại Anh cho rằng, việc chọn lựa học ở bên Anh dễ dàng hơn cho người học vì chỉ có khoảng 200 trường đại học trong khi ở Mỹ có khoảng 5.000 trường.

Tuy nhiên, thạc sỹ này cho rằng, năng lực của học sinh đi du học mới là điều quan trọng. Năng lực sẽ quyết định bằng cấp của người học.

Bên cạnh đó, một điều quan trọng không kém khi lựa chọn trường là tư vấn cho học viên và phụ huynh cách để thích nghi cũng như tự lập được khi đi du học ở nước ngoài. Điều này hết sức quan trọng nhất là với du học sinh bởi thực tế không ít bạn đã bỏ học sau 2 năm điểm be bét và phải về học bổ túc ở Việt Nam.

Một lời khuyên nữa là sau khi đi du học ở nước ngoài về, người học nên làm các thủ tục để được Bộ GD&ĐT công nhận bằng cấp đã học.

Bằng của ông Nguyễn Xuân Anh và chuyện công khai trường kém chất lượng ảnh 1

Mẫu giấy công nhận văn bằng do Bộ GD&ĐT quy định

Việc chứng nhận bằng cấp theo quy trình như thế nào?

Theo Bộ GD&ĐT, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục  thuộc Bộ GD&ĐT, công nhận các văn bằng sau đây: Bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ. 

Đối với bằng tốt nghiệp các cấp học phổ thông: Người có văn bằng, người đại diện theo pháp luật của người có văn bằng hoặc người được ủy quyền, có nguyện vọng đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải gửi hai bộ hồ sơ quy định tới Sở GD&ĐT.

Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, sở giáo dục và đào tạo cấp giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ, nếu hồ sơ được gửi qua đường bưu điện thì căn cứ vào dấu bưu điện để xác định ngày nhận hồ sơ.

Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét công nhận văn bằng cho người đề nghị.

Trong trường hợp văn bằng không được công nhận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản cho đương sự.

Đối với bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ: Người có văn bằng, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của người có văn bằng, có nguyện vọng đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải gửi hai (2) bộ hồ sơ quy định tới Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT); 

Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT), cấp giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ, nếu hồ sơ được gửi qua đường bưu điện thì căn cứ vào dấu bưu điện để xác định ngày nhận hồ sơ.

Trong thời gian không quá 30 ngày làm việc, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GiGD&ĐTáo dục và Đào tạo) phối hợp với các đơn vị có liên quan xem xét công nhận văn bằng cho người đề nghị. 

Trong trường hợp văn bằng không được công nhận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản cho đương sự. Hồ sơ đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, bao gồm:

Đơn đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp;

Một bản sao văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;

Một bản sao kết quả quá trình học tập tại cơ sở giáo dục nước ngoài kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.

Theo đó, hồ sơ phải còn nguyên vẹn, không bị tẩy xóa, không bị hủy hoại bởi các yếu tố thời tiết, khí hậu hoặc bất kỳ một lý do nào khác.

MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.