Bàn về tránh 'bẫy thu nhập trung bình' ở Việt Nam

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội thảo.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội thảo.
TPO - Sáng nay 15/4, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội thảo “Tránh bẫy thu nhập trung bình ở Việt Nam”.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ và Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Ngọc Hoàng đồng chủ trì Hội thảo. Hội thảo nhằm cung cấp luận cứ khoa học phục vụ công tác tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc đề ra các chủ trương, đường lối để tránh “bẫy thu nhập trung bình” ở Việt Nam.

Hội thảo đã tập trung thảo luận những vấn đề lớn như: Bản chất và các vấn đề cơ bản của “bẫy thu nhập trung bình”; những nguy cơ và đặc điểm khiến Việt Nam có thể vướng “bẫy”; Nguyên nhân các nước trong khu vực mắc phải “bẫy thu nhập trung bình”; các nước đã thành công thoát khỏi “bẫy”; đề xuất quan điểm, chủ trương và giải pháp giúp Việt Nam có thể tránh, vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” và phát triển bền vững.

Trong bài phát biểu tại Hội thảo, Trưởng ban Kinh tế TƯ, TS Vương Đình Huệ cho rằng “Bẫy thu nhập trung bình là một tình trạng trong phát triển kinh tế, khi một quốc gia đã đạt đến một mức thu nhập bình quân nhất định (do những lợi thế sẵn có) sẽ dậm chân tại mức thu nhập đó”. 

ng Huệ phân tích, bẫy thu nhập trung bình xảy ra khi một quốc gia phát triển chững lại hay thậm chí là trì trệ sau khi đã đạt được mức thu nhập trung bình. Vấn đề này thường nẩy sinh với các nền kinh tế đang phát triển khi mức lương tăng lên trong khi tính cạnh tranh về giá cả hàng hoá giảm xuống, khó có thể cạnh tranh với các nền kinh tế đã phát triển về công nghệ hiện đại, hay với các nền kinh tế có mức lương thấp hơn trong việc sản xuất hàng hoá giá rẻ. 

Trạng thái "bẫy thu nhập trung bình" là một tình huống mang tính "tiến thoái lưỡng nan" trong xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, có khả năng làm giảm hiệu quả của các nỗ lực nhằm phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Từ giữa thế kỷ XX (1950) đến 2010, trong số 124 nền kinh tế trên thế giới được đánh giá bởi World bank (WB), có 52 nền kinh tế ở mức thu nhập trung bình thì đã có 35 nền kinh tế rơi vào bẫy thu nhập trung bình, trong đó có 30 nền kinh tế rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp. Và chỉ có 13 trong số 52 nền kinh tế vượt qua được bẫy thu nhập trung bình trở thành nước có thu nhập cao. Trong đó có 5 nền kinh tế ở Đông Á và Đông Nam Á là Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore.

Kinh tế Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình (thấp) từ năm 2010 với mức thu nhập trung bình đầu người là 1.068 USD, năm 2013 là 1.960 USD. Tốc độ tăng trưởng khá cao (giai đoạn 1986-1990, tốc độ tăng GDP bình quân 4,4%/năm, giai đoạn 1991-2000, GDP tăng 7,6%/năm, giai đoạn 2001-2010 là 7,3%/năm. Năm 2011-2013 trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới vẫn đạt 5,6%/năm).

MỚI - NÓNG