Bài toán cân não

0:00 / 0:00
0:00
TP - Tháng 10/2022, vài tháng sau vụ “đổ vỡ” của một tập đoàn bất động sản gây hệ lụy tới một ngân hàng cổ phần lớn, lãi suất bước vào cuộc đua... khốc liệt. Đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp, nhu cầu vay đảo nợ, người dân lung lay niềm tin muốn rút tiền gửi quay sang mua ngoại tệ...

Tất cả những diễn biến đó khiến thanh khoản thị trường ngân hàng khi đó căng như dây đàn. Mặt bằng lãi suất huy động lập tức đẩy lên ngưỡng 9 -10/%/năm; thậm chí đã lập đỉnh 12,5 - 12,8% /năm kỳ hạn 6 tháng, 13,5 % kỳ hạn 13 tháng. Rất nhiều khách hàng “rủng rỉnh” và khôn ngoan khi đó, đã “âm thầm” chốt làm sổ tiết kiệm gửi tiền thay vì bỏ tiền vào chứng khoán, bất động sản hay kênh đầu tư khác.

Nếu cộng với Nim (tỷ suất lợi nhuận ròng) tối thiếu ngân hàng cần đạt là 3-4% đủ để bù đắp chi phí và có lời, thì với những khoản huy động kể trên, nhiều ngân hàng đã “đẩy” lãi suất đầu ra cho vay lên tới 13-15%/năm; thậm chí có nhà băng huy động cao thì lãi vay đã lên tới 15-16%/năm ( cho dự án bất động sản). Đây là lí do vừa qua, nhiều nhà đầu tư vay ngân hàng cùng nhiều doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ yếu thế phải “bật khóc” vì tiền làm ra không đủ trả lãi vay.

Chiều tối ngày 23/5, NHNN đã phát đi thông báo chính thức giảm lãi suất điều hành. Đây là lần thứ 3 trong năm, cơ quan này mạnh tay quyết định cắt giảm 4 loại lãi suất với mức giảm sau 3 lần rơi vào ngưỡng từ 0,5 - 1,5%/năm tùy loại (lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng; Lãi suất tái cấp vốn ; trần lãi suất huy động...).

Lãi suất điều hành là một công cụ, chính sách của NHNN nhằm điều tiết các hoạt động tài chính và thúc đẩy nền kinh tế của quốc gia hoặc hỗ trợ hoạt động sản xuất của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bằng biện pháp giảm lãi suất. Việc chọn thời điểm nào để điều chỉnh lãi suất là bài toán nhà điều hành luôn phải cân não. Như Thống đốc Nguyễn Thị Hồng từng có lần chia sẻ với Tiền Phong: áp lực tăng trưởng cho nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, tỷ giá khiến NHNN phải tính toán rất kỹ lưỡng làm sao để đảm bảo điều hành tốt các mục tiêu cho nền kinh tế; Dù còn nhiều rủi ro từ suy giảm tăng trưởng kinh tế thế giới, nhưng lạm phát toàn cầu được dự báo đã đạt đỉnh và bắt đầu hạ nhiệt. Trong nước, lạm phát cũng tăng chậm lại. Trong khi đó, thanh khoản hệ thống dồi dào, tỷ giá ổn định. Đó là những cơ sở để NHNN điều chỉnh chính sách một cách linh hoạt.

Chính sách tiền tệ đang có xu hướng không chỉ thận trọng với lạm phát mà tính đến cả khả năng hỗ trợ doanh nghiệp hồi phục được hay không. Theo thống kê của NHNN, lãi suất tiền gửi bình quân phát sinh mới của các ngân hàng thương mại hiện ở mức khoảng 6,3%/năm, tương đương giảm 0,18%/năm so với cuối năm ngoái. Đây là đà thuận lợi vô vùng để chúng ta có dư địa hạ lãi suất đầu ra . Tuy nhiên, thực tế, hiện nhiều ngân hàng, mặt bằng lãi suất huy động vẫn chưa giảm mạnh có ngân hàng vẫn từ 8,6- 9%/năm. Và điều này, vô hình chung, vẫn ít nhiều tác động khiến tốc độ giảm lãi suất đầu ra chậm lại.

Lãi suất điều hành giảm , sẽ tự động kéo tỷ giá giảm, từ đó hỗ trợ đáng kể cho xuất khẩu. Hy vọng theo tính toán, chỉ vài tháng tới, mặt bằng lãi suất cho vay sẽ có cơ hội đồng loạt giảm mạnh tương đồng, có như vậy, mới hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thoát khỏi cơn bĩ cực.

MỚI - NÓNG