“Bác sĩ nông học” xắn tay lo hạn mặn

 Các chuyên gia hướng dẫn, khuyến cáo bà con nông dân sử dụng các biện pháp canh tác, giống phù ứng phó với tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL.
Các chuyên gia hướng dẫn, khuyến cáo bà con nông dân sử dụng các biện pháp canh tác, giống phù ứng phó với tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL.
Ngày 26/4, Tổng Cty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - nhà sản xuất kinh doanh phân bón Phú Mỹ) cho biết, chương trình “Bác sỹ Nông học” bắt đầu được triển khai tại Long An và Tiền Giang từ giữa tháng 4 năm nay, với nhiệm vụ trọng tâm là ứng phó với hạn hán và xâm mặn.

“Bác sĩ nông học” là chuỗi chương trình mang tính thiết thực, thời sự, tương tác giữa bốn nhà (nhà nước - nhà khoa học - nhà nông – doanh nghiệp), gồm các hoạt động chính là khảo sát thực địa đồng ruộng; lấy mẫu để phân tích và hội thảo khoa học, với sự tham gia của người dân địa phương để cùng tìm giải pháp thực tiễn cho các vấn đề trong canh tác nông nghiệp.

Chương trình do Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (Bộ NN&PTNT), Cục Trồng trọt, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long,Viện Cây ăn quả miền Nam, các Sở NN&PTNT, Trung tâm khuyến nông, Hội nông dân các địa phương và PVFCCo cùng phối hợp thực hiện.

Hình thành từ sáng kiến của PVFCCo và Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (Bộ NN&PTNT), chương trình năm 2016 được tập trung vào việc tìm ra các biện pháp thích hợp nhằm ứng phó với khô hạn và xâm nhập mặn tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), đặc biệt là đối với hai loại cây trồng chủ lực tại khu vực này là lúa và cây ăn trái.

Được biết, từ giữa tháng 4/2016, các chuyên gia khoa học và cán bộ của PVFCCo đã trực tiếp khảo sát thực tế tại đồng ruộng, lấy mẫu vật (đất, nước, cây trồng….) để phân tích. Tiếp đó, dựa kết quả khảo sát, phân tích, các cơ quan chức năng và chuyên gia đưa ra giải pháp khắc phục, khuyến cáo bà con nông dân về các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp như sử dụng giống chịu mặn, sử dụng đúng và cân đối các loại phân bón, áp dụng lịch thời vụ hợp lý… cho từng đối tượng cây trồng ở mỗi tiểu vùng canh tác khác nhau.

Bên cạnh đó, để tăng cường hỗ trợ cho công tác dự báo, phòng tránh và đánh giá chính xác mức độ nhiễm mặn tại các tỉnh ĐBSCL, PVFCCo còn phối hợp với cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) tặng máy đo độ mặn cho 13 tỉnh ĐBSCL để sử dụng. Đây là loại thiết bị chuyên dụng, hiện đại, có độ chính xác cao và thuận tiện trong việc sử dụng.

Ông Huỳnh Quốc Việt, Phó Giám đốc Sở NNPTNT Long An cho biết: “Thiết bị này sẽ giúp các địa phương nhanh chóng phát hiện và nhận định mức độ ảnh hưởng của xâm nhập mặn, kịp thời đưa ra các biện pháp phòng tránh hoặc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại do đất nhiễm mặn gây ra, đồng thời duy trì ổn định sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân địa phương”.

PVFCCo là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón và hóa chất tại Việt Nam và cũng là một trong những doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ canh tác nông nghiệp cho bà con nông dân. 

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.