'ATM gạo' đầu tiên ở Sóc Trăng hỗ trợ người nghèo

TPO - Sáng ngày 22/4, “ATM gạo” đầu tiên trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được đặt tại trụ sở Hội Chữ Thập đỏ thành phố (số 15, đường Tôn Đức Thắng, phường 6, TP Sóc Trăng) đã hoạt động. Ngay trong ngày đầu tiên, có 6 tấn gạo được phát cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

Ông Trần Văn Trí - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Sóc Trăng cho biết: Đây là “Cây ATM gạo” đầu tiên trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, được đặt tại trụ sở Hội Chữ Thập đỏ thành phố (số 15, đường Tôn Đức Thắng, phường 6, TP Sóc Trăng). Trong ngày đầu tiên này, có 6 tấn gạo được phát cho người nghèo.

'ATM gạo' đầu tiên ở Sóc Trăng hỗ trợ người nghèo ảnh 1 Người dân đến lấy gạo tại "ATM gạo".

Được biết “Cây ATM gạo” này sẽ hoạt động từ ngày 22/4 cho đến khi hết dịch. Mỗi ngày máy sẽ có 2 lần máy “nhả” gạo vào lúc 8 - 10 giờ và 14-16 giờ. Mỗi người đến sẽ được nhận mỗi lần 2kg gạo cùng một số nhu yếu phẩm khác như dầu ăn, nước tương,...

Theo ông Trí, ý tưởng thực hiện cây "ATM" gạo được bắt nguồn từ ông Trương Văn Đời, Giám đốc Công ty TNHH Hưng Thịnh (Sóc Trăng) và chị Phan Thị Diệu Thảo (cháu ông Đời, hiện đang sinh sống tại Đài Loan). 

'ATM gạo' đầu tiên ở Sóc Trăng hỗ trợ người nghèo ảnh 2 Ngoài gạo, người dân còn nhận thêm nhu yếu phẩm.

Ông Trương Văn Đời cho biết do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thấy nhiều người ở địa phương có hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống bị đảo lộn vì không có việc làm, mất việc,…Với mong muốn có thể giúp đỡ được phần nào những hoàn cảnh khó khăn đó, ông và cháu mình đã lên kế hoạch để lắp cây ATM gạo, phát gạo miễn phí cho người dân.

Ý tưởng của ông được lãnh đạo UBND TP Sóc Trăng và nhiều bạn bè gần xa ủng hộ. Chỉ sau 2 ngày đề xuất, đã có 6 tấn gạo được đưa vào kho để phát cho bà con trong ngày 22/4. Trong khi “cây ATM gạo” đang xuất gạo cho bà con thì vẫn có rất nhiều bạn bè của ông Đời tiếp tục cho người chở gạo tới để “tiếp lửa”.

'ATM gạo' đầu tiên ở Sóc Trăng hỗ trợ người nghèo ảnh 3 Tiếp tục chở gạo đến hỗ trợ cho cây "AMT gạo"

Theo ông Đời, “cây ATM gạo” có cơ chế hoạt động rất đơn giản, chỉ cần một bồn chứa gạo khoảng 500kg, một ống nhựa để gạo chảy ra được gắn với van từ để tự ngắt lượng gạo cố định; một thiết bị hẹn giờ và nút khởi động. Người dân đến nhận gạo sau khi được hướng dẫn rửa tay sát khuẩn, phát khẩu trang, ngồi đúng khoảng cách 2m/người, đến lượt, bà con lên, dùng chân nhấn nút khởi động, máy sẽ tự động “nhả” ra 2kg cho một người rồi tự động ngắt. 

Phó Chủ tịch UBND TP Sóc Trăng cho biết thêm, “cây ATM gạo” này sẽ hoạt động từ nay cho đến khi hết dịch COVID-19. Ngày nào cũng sẽ hoạt động 2 đợt, đủ cung cấp gạo và nhu yếu phẩm cho bà con trong cuộc sống.

Bà Sao Thị Sơ Ry (70 tuổi, người dân tộc Khmer ở phường 5-TP Sóc Trăng) chia sẻ: “Những ngày này do ảnh hưởng của dịch bệnh, cuộc sống của người nghèo chúng tôi rất khó khăn vì không có việc làm, không có tiền mua gạo, thức ăn. Nay được phát gạo miễn phí cùng nước mắm, nước tương, dầu ăn mừng lắm”.

'ATM gạo' đầu tiên ở Sóc Trăng hỗ trợ người nghèo ảnh 4 Ông Nguyễn Hữu Hồng nhận gạo. Ảnh Xuân Lương

Ông Nguyễn Hữu Hồng (60 tuổi, ở phường 1, TP Sóc Trăng, bán vé số) cho biết: “Những ngày chưa có dịch bệnh, tôi mưu sinh bằng công việc bán vé số, mỗi ngày bán được 100 tờ, thu nhập 100 ngàn đồng, đủ tiền để ăn hàng ngày. Tuy nhiên vừa qua, Nhà nước tạm ngừng bán vé số, cuộc sống gia đình lâm vào khó khăn. Được cho gạo, nhu yếu phẩm miễn phí, tôi vui lắm, hôm nay, chúng tôi đã yên tâm vì có có cơm ăn rồi. Hy vọng sẽ có thêm nhiều người, làm được nhiều việc tốt để những hoàn cảnh khó khăn như chúng tôi vượt qua trong thời buổi khó khăn này. Chúng tôi cảm ơn các cơ quan và các nhà hảo tâm đã tạo điều kiện cho chúng tôi được yên tâm sinh sống”.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.