Argentinna: Phát hiện loài khủng long bị tuyệt chủng cách đây 95 triệu năm

Argentinna: Phát hiện loài khủng long bị tuyệt chủng cách đây 95 triệu năm
Các nhà khoa học Argentina đã phát hiện ra hoá thạch một loài khổng long ăn thịt bị tuyệt chủng cách đây 95 triệu năm tại tỉnh Chu-bút, miền Nam Argentina.

Phát hiện mới này hỗ trợ mạnh mẽ cho giả thuyết cho rằng trước khi loài khổng long bị tiệt chủng đại trà trên thế giới cách đây 65 triệu năm, tại Nam cực một số loài bò sát tiền sử đã bị tiệt chủng trước đó 30 triệu năm.

Theo nhà nghiên cứu Phéc-nan-đô Nô-vát thuộc Viện nghiên cứu lịch sử tự nhiên và Bảo tàng Khoa học tự nhiên Bê-nác-đô Ri-va-đa-vi-a của Argentina, loài khổng long trên được gọi là Ti-ra-nô-ti-tan thuộc dòng khổng long Các-ca-rô có thân dài 13 m, răng nhỏ, dài và nhọn; di chuyển bằng hai chi dưới, sinh sống kiếm ăn khắp khu vực lãnh thổ thuộc địa phận tỉnh Chu-bút hiện nay của Argentina.

Ông Phéc-nan-đô Nô-vát cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc loài khổng long dòng Các-ca-rô bị tiệt chủng nhưng môi trường và khí hậu thay đổi có thể coi là hai nguyên nhân chính. Tuy nhiên, vẫn chưa thể khẳng định rằng loài khổng long này mất đi để nhường chỗ cho một loài khác.

Đây là lần thứ 3 hóa thạch của loài khủng long Các-ca-rô được tìm thấy trên thế giới. Hóa thạch của loài khủng long này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1927 tại Ai Cập và lần thứ 2 vào năm 1996 tại Bắc Phi.

MỚI - NÓNG