Âm nhạc Nùng thật kỳ thú

Âm nhạc Nùng thật kỳ thú
TP - "Ngoài vai trò nhạc sỹ, tôi còn là nhà điện ảnh. Với tư cách nhà nghiên cứu, tôi tìm hiểu âm nhạc một số dân tộc thiểu số Việt Nam. Dưới con mắt nhà điện ảnh, tôi muốn làm phim tài liệu để quảng bá thể loại âm nhạc đẹp này", giáo sư Yves Defrance tâm sự bên lề phiên họp 14 trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế âm nhạc truyền thống tại Hà Nội.
Giáo sư
Giáo sư  Yves Defrance

Vì sao ông chọn nghiên cứu âm nhạc của người Nùng Inh?

Vì âm nhạc, âm thanh khi hát của họ rất kỳ thú. Có thể gọi đấy là âm nhạc phức điệu, ta có thể nghe thấy hai giai điệu cùng một lúc. Điều này không tồn tại ở âm nhạc các vùng đồng bằng. Chỉ có ở một số dân tộc ít người vùng núi, nam Trung Quốc, bắc Lào, bắc Thái Lan, đông Myanmar.

Âm thanh của thứ âm nhạc này khiến tôi liên tưởng đến âm nhạc một số dân tộc thiểu số của Đông Âu, như ở Serbi chẳng hạn. Nhận xét này hiện chưa có giải thích, cần phải có nhiều cuộc nghiên cứu để hiểu rõ, giữa chúng có mối liên hệ hay chỉ là sự trùng hợp tình cờ.

GS Tô Ngọc Thanh nói ông chịu khó ở cùng người Nùng để nghiên cứu?

Vâng, năm 2005 tôi tìm đến họ, với sự giúp đỡ của những người bạn Việt Nam biết tiếng Nùng, và người Nùng có thể nói tiếng Kinh. Tôi ghi hình lại, sau đó về Pháp dựng hậu kỳ.

Một vài trải nghiệm thú vị của ông?

Tuy gặp khó khăn về lối sống, phương tiện đi lại, nhưng người dân rất tốt bụng. Tôi nghĩ họ nhận thấy tôi cũng là người bình thường giống họ. Thực tế, tôi rất thích một số loại hình âm nhạc truyền thống của các bạn: Hát xẩm, chầu văn, hát chèo. Tôi thậm chí chơi thử đàn bầu, trống, và cả khèn của các chàng trai Mông.

Tôi có không ít kỷ niệm về quang cảnh, lối sống vô cùng giản dị của họ. Cuộc sống ở đây gợi nhắc cho tôi về nông thôn Pháp không tiện nghi mấy chục năm trước.

Nhìn ông có chút mệt mỏi. Khí hậu Việt Nam có gây khó dễ cho ông?

Mấy hôm nay thời tiết tốt hơn mấy ngày đầu chúng tôi đến. Tuần trước trời nóng quá, sau lại gặp bão. Tuy có mệt mỏi một chút, nhưng tôi rất vui vì được khám phá văn hóa Việt Nam. Việt Nam luôn là người bạn lớn của nước Pháp. Tôi hạnh phúc vì được giao lưu với những người bạn Việt Nam nhiệt thành. Thêm nữa, với tôi món ăn Việt cũng dễ chịu lắm.

Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn âm nhạc truyền thống ở một số quốc gia?

Châu Âu cũng từng gặp vấn đề về bảo tồn âm nhạc dân gian khoảng 30 năm trước, chúng tôi làm rất nhiều cách. Dạy cho trẻ em, để nghệ sỹ hát trước công chúng, tổ chức các buổi biểu diễn thân tình, phát các chương trình trên sóng truyền hình, phát thanh. Tôi nghĩ là nên để chính những người dân tộc thiểu số làm phim, bằng những máy quay cầm tay, ghi lại âm nhạc theo trí nhớ của họ.

Giáo sư Yves Defrance giảng dạy âm nhạc tại ĐH Rennes 2 (Pháp). Ông từng thực hiện đĩa CD về ca trù, quan họ và hát chèo, phát hành tại Thụy Sỹ năm 2006. Ông cũng là tiến sỹ dân tộc học, nghiên cứu các nền văn hóa trên thế giới. 
MỚI - NÓNG
Nam sinh THPT chuyên Lào Cai thắng cách biệt trận tháng, ẵm vòng nguyệt quế Olympia 24
Nam sinh THPT chuyên Lào Cai thắng cách biệt trận tháng, ẵm vòng nguyệt quế Olympia 24
TPO - Nam sinh Trường THPT chuyên Lào Cai Đặng Duy Khánh thể hiện phong độ thi đấu xuất sắc, liên tục dẫn đầu trong các phần thi và giành chiến thắng cách biệt so với ba người cùng chơi trong trận tháng đầu tiên quý III Đường lên đỉnh Olympia 24. Cùng với vòng nguyệt quế tháng, Khánh đã ghi tên vào trận thi quý III.