Ai gây sức ép lên trọng tài?

Ai gây sức ép lên trọng tài?
TP - Những sai sót chuyên môn rất bình thường trong bóng đá có thể xuất hiện ở bất kỳ giải đấu nào trên thế giới bỗng bị đẩy lên thành vấn nạn. Thậm chí việc ban trọng tài hiện nay đang trực thuộc VFF cũng bị bỏ quên và thay vào đó VPF bị quy kết không hoàn thành trách nhiệm đối với giải đấu.

> Câu chuyện “sen” và “bùn”

Nói như một lãnh đạo VPF với Tiền Phong thì đây là một sự không công bằng, nếu không muốn nói là lạ, trong bối cảnh VPF không được quyền can thiệp vào vấn đề chuyên môn của trọng tài.

Việc phân công trọng tài hoàn toàn do Ban trọng tài VFF thực hiện. Như nguyên Chủ tịch Hội đồng TTQG Nguyễn Văn Mùi từng trao đổi với Tiền Phong thì quyền hạn của ban trọng tài hiện nay cao hơn nhiều so với Hội đồng TTQG trước kia.

Trao đổi với Tiền Phong sau khi Công ty Cổ phần Thể thao SHB gửi văn bản tố trọng tài lên VFF kèm theo đề nghị xem xét tạm dừng giải đấu, Chủ tịch VPF Võ Quốc Thắng từng tỏ ra rất không vui khi cho rằng, cá nhân TGĐ Bùi Xuân Hòa đúng ra nên trao đổi trong nội bộ công ty. Ông Hòa hiện tại đang là thành viên HĐQT VPF.

“Trước khi nhận được văn bản của SHB, tôi có trao đổi với anh Hòa và anh ấy cũng tỏ ra rất bình thường nên không nghĩ sẽ có chuyện gì” - ông Thắng nói - trọng tài mắc sai sót là chuyện có thực.

Về mặt chuyên môn ban trọng tài cũng sau mỗi vòng đấu đều có xem xét, phân tích.

Ai sai sẽ phải chịu hình thức kỷ luật. Nhưng nếu như trong một trăm người, chỉ một vài người không tốt mà mang ra chỉ trích, bỏ qua hết những nỗ lực của cả tập thể, tôi nghĩ như thế không công bằng.

“VPF rất cầu thị và mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp mang tính xây dựng. Tôi không bênh trọng tài, nhưng nếu công tâm nhìn ra các giải VĐQG khác của châu Âu, chuyện trọng tài mắc lỗi cũng không phải hiếm. Chỉ trích tiêu cực chỉ khiến trọng tài bị áp lực, khó hoàn thành nhiệm vụ” - Ông Thắng bày tỏ.

Không phải lấy ví dụ đâu xa xôi, CLB ĐT.LA của ông Thắng từng bị cho là chịu nhiều thiệt thòi vì các quyết định của trọng tài trong các trận đấu với chính SHB.Đà Nẵng trong quá khứ.

Trên thực tế, lượt đấu thứ 10 vừa qua của giải VĐQG đã chứng kiến nhiều tình huống, các trọng tài có dấu hiệu bị tâm lý, dẫn đến những quyết định không thật sự mềm dẻo hoặc chưa chính xác về chuyên môn.

Điển hình như trường hợp trọng tài Phạm Công Khanh rút thẻ đỏ đuổi một nhân viên khiêng cáng trong trận đấu giữa K.Kiêng Giang-Thanh Hóa. Hay trọng tài Trần Quốc Hưng phạt hai thẻ vàng (tương đương một thẻ đỏ) truất quyền thi đấu Danh Ngọc xuất phát từ những lỗi không quá nặng của tiền vệ CLB The Vissai Ninh Bình.

Như một trào lưu, nhiều HLV, lãnh đạo và cả nhiều cầu thủ đã liên tiếp có các hành vi phản ứng không đúng mực mỗi khi bị trọng tài thổi phạt, bất kể đúng hay sai.

HLV Nguyễn Văn Sỹ của CLB The Vissai Ninh Bình dù chịu cảnh thiệt quân nhưng cũng bày tỏ quan điểm chia sẻ với các trọng tài khi cho rằng, do áp lực và sợ điều gì đó nên các trọng tài dường như đều phải tính toán, cân nhắc khi đưa ra quyết định.

“Điều gì đó” ở đây là gì thì có lẽ chỉ những người đang liên tục lên tiếng chỉ trích các trọng tài mới giải thích nổi.

Ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm nếu giải VĐQG ngày một loạn hơn bởi việc các trọng tài đánh mất uy thế của mình trong mỗi trận đấu?

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.