Ai được đề cử Nobel Hòa bình năm nay?

Nhà hoạt động khí hậu Thụy Ðiển Greta Thunberg tham gia cuộc biểu tình ‘’Cuộc tấn công khí hậu châu Âu ‘’ tại Brussels, Bỉ, ngày 6/3/2020
Nhà hoạt động khí hậu Thụy Ðiển Greta Thunberg tham gia cuộc biểu tình ‘’Cuộc tấn công khí hậu châu Âu ‘’ tại Brussels, Bỉ, ngày 6/3/2020
TP - Nhà lãnh đạo phe đối lập người Nga Alexei Navalny, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhà hoạt động vì khí hậu Greta Thunberg, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump nằm trong số những người được đề cử cho Giải Nobel Hòa bình năm nay.

Hàng ngàn người, từ các thành viên nghị viện trên toàn thế giới cho đến những người chiến thắng trước đây, đủ điều kiện để đề xuất ứng cử viên. Các đề cử này không có nghĩa là ủy ban Nobel đã xác nhận người chiến thắng. Việc tiếp nhận đề cử đã kết thúc trong ngày hôm qua.

Henrik Urdal, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo nói, các nhà lập pháp Na Uy bầu ra người đoạt giải cuối cùng hằng năm kể từ năm 2014, ngoại trừ năm 2019.

Ủy ban Nobel Na Uy, cơ quan quyết định ai đoạt giải, không bình luận về các đề cử. Họ giữ bí mật trong 50 năm tên của những người đề cử và những người được đề cử nhưng không trúng giải. Tuy nhiên, những người đề cử có thể tiết lộ lựa chọn của họ.

Theo một cuộc khảo sát của Reuters với các nhà lập pháp Na Uy, những người và tổ chức được đề cử bao gồm Thunberg, Navalny, WHO và chương trình COVAX của tổ chức này nhằm đảm bảo quyền tiếp cận vắc xin COVID-19 công bằng cho các nước nghèo.

Thunberg được mệnh danh là một trong những “người phát ngôn hàng đầu trong cuộc chiến chống khủng hoảng khí hậu”. Cô đồng sáng lập nhóm vận động Fridays for Future do.

Navalny, được các viện sĩ Nga đề cử, và theo cựu bộ trưởng Na Uy Ola Elvestuen, là vì “những nỗ lực dân chủ hóa nước Nga”.

Cuộc chiến chống lại COVID-19 đứng ở vị trí trung tâm, bao gồm cả việc đề cử liên minh vắc xin GAVI.

Những cái tên khác là các nhà hoạt động Belarus Sviatlana Tsikhanouskaya, Maria Kolesnikova và Veronika Tsepkalo vì “đấu tranh cho một cuộc bầu cử công bằng và truyền cảm hứng cho cuộc đấu tranh ôn hòa”, theo lời người đề cử, chính trị gia Na Uy Geir Sigbjoern Toskedal.

Một người khác, Jette Christensen, cũng nêu tên Ủy ban Helsinki Hungary, một nhóm nhân quyền và IUSTITIA, một nhóm các thẩm phán Ba Lan bảo vệ quyền công dân.

Tự do thông tin là một chủ đề lặp lại, với các ứng cử viên bao gồm Ủy  ban Bảo vệ Nhà báo có trụ sở tại Mỹ; cựu nhà báo Zineb el Rhazoui của tờ báo trào phúng Pháp Charlie Hebdo; trang web tin tức Hong Kong Free Press, Mạng lưới Kiểm tra Dữ kiện Quốc tế có trụ sở tại Mỹ và Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris.

Các ứng cử viên khác bao gồm cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, NATO và cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc (UNHCR). Vòng nguyệt quế năm 2021 sẽ được công bố vào tháng 10 tới.

Giải Nobel Hòa bình được trao hằng năm vào ngày 10/12, tại thủ đô Oslo của Na Uy. Trong khi phần lớn các giải Nobel khác được trao tại Thụy Điển và do một ủy ban của Thụy Điển quyết định, người hoặc tổ chức được xét trao giải Nobel Hòa bình sẽ được quyết định bởi Ủy ban Giải Nobel Na Uy do Quốc hội Na Uy lập ra. 

 
MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.