Agribank tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo trong lĩnh vực tín dụng nông thôn

Nguồn vốn của Agribank tạo điều kiện cho các hộ nông dân vươn lên làm giàu.
Nguồn vốn của Agribank tạo điều kiện cho các hộ nông dân vươn lên làm giàu.
TP - Thực hiện tốt Nghị định 41/2010/NÐ-CP (NÐ 41) của Chính phủ, Agribank đã góp phần củng cố vị trí chủ lực trên thị trường nông nghiệp, nông thôn, qua đó tranh thủ sự chỉ đạo, ủng hộ của Ðảng, Nhà nước, các bộ ngành và chính quyền các cấp trong lĩnh vực đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn nói riêng và trong hoạt động ngân hàng nói chung.

Khơi thông dòng vốn tam nông

Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo NÐ 41 của Chính phủ, Agribank đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp không nhỏ vào việc phát triển kinh tế của đất nước, đẩy mạnh tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực nông nghiệp, nông thôn và góp phần xã hội hóa ngân hàng trong thời gian qua.

Ðể triển khai NÐ 41 có hiệu quả, Agribank đã xây dựng quy trình cho vay, hồ sơ thủ tục đối với cho vay nông đơn giản nhất, tiết kiệm chi phí, giúp người dân dễ dàng tiếp cận vốn vay. Qua đó Agribank đã thành lập các tổ cho vay lưu động xuống tận địa bàn các xã để giải ngân, thu nợ nhằm tiết kiệm thời gian và công sức đi lại của người dân; ban hành hướng dẫn cho vay thông qua tổ, nhóm, phối hợp cùng các tổ chức chính trị, xã hội thành lập các tổ vay vốn. Thông qua các tổ vay vốn, Agribank đã tuyên truyền chính sách của Chính phủ, ngân hàng, hướng dẫn kỹ năng quản lý sử dụng vốn vay đảm bảo hiệu quả…

Tính đến 30/6/2015 tổng nguồn vốn huy động của Agribank là 733.606 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 569.604 tỷ đồng. Doanh số cho vay theo NÐ 41 kể từ khi thực hiện đến 30/6/2015 đạt 1.001.306 tỷ đồng, số lượt khách hàng vay vốn là 5.442.170 khách hàng. Dư nợ cho vay theo NÐ 41 đến 30/6/2015 đạt 181.514 tỷ đồng, số khách hàng còn dư nợ là 2.016.348 khách hàng. Agribank đã góp phần đưa dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đến 30/6/2015 là 426.022 tỷ đồng, tăng so với thời điểm 30/6/2010 (khi bắt đầu triển khai cho vay theo NÐ 41) là 184.979 tỷ đồng. 

Trong đó, tỷ trọng dư nợ cho vay theo 3 trọng điểm là cho vay xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ (NQ 30a) và hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Ðược áp dụng thí điểm từ năm 2010 với 11 xã cho vay xây dựng nông thôn mới, đến 30/6/2015, Agribank đã triển khai nhân rộng đến 8.985 xã trong cả nước, dư nợ đến 30/6/2015 là 233.841 tỷ đồng, toàn bộ số dư nợ này nằm trong dư nợ nông nghiệp, nông thôn. Ðối với cho vay hỗ trợ 62 huyện nghèo theo NQ 30a đến 30/6/2015 dư nợ của Agribank cho lĩnh vực này là 2.151 tỷ đồng, số khách hàng còn dư nợ là 53.748 khách hàng. Cùng với đó là việc thực hiện cho vay theo Quyết định 63/2010/QÐ-TTg ngày 15/10/2010, Quyết định 65/2011/QÐ-TTg ngày 02/12/2012 và Quyết định 68/2013/QÐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, Agribank đã hỗ trợ cho vay 14.079 khách hàng với doanh số cho vay là 3.279 tỷ đồng, số lãi hỗ trợ 278 tỷ đồng, đến nay số khách hàng còn dư nợ là 9.678 khách hàng, dư nợ 2.226 tỷ đồng.

“Chiếc áo cũ” đã đến lúc cần thay…

Agribank tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo trong lĩnh vực tín dụng nông thôn ảnh 1

Agribank luôn sát cánh cùng những mô hình chăn nuôi công nghệ cao.

NÐ 41 đã tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thế nhưng trên thực tế rất ít các tổ chức tín dụng tham gia, chủ yếu Agribank vẫn chiếm thị phần lớn trên địa bàn. Ðến nay, sau 5 năm triển khai, NÐ 41 dần bộc lộ những điểm bất cập, vấp phải nhiều khó khăn về cơ chế chính sách.


Ðó là, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và sở hữu tài sản trên đất ở nông thôn, giấy chứng nhận trang trại cho các chủ trại còn quá chậm. Mức cho vay không có bảo đảm tài sản còn thấp. Việc áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất chưa nhiều, mô hình sản xuất công nghệ cao, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị còn quá ít và hiệu quả thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp còn yếu. Môi trường sản xuất ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh cây trồng, vật nuôi ngày càng tăng; thị trường nông sản hàng hóa bấp bênh, giá cả đầu ra không ổn định, tình trạng “được mùa rớt giá” xảy ra thường xuyên ở hầu hết các mặt hàng nông, thủy hải sản nên ảnh hưởng kết quả sản xuất kinh doanh, dẫn đến thu hồi vốn chậm là những trở ngại đối với việc đầu tư tín dụng…

Ðể hạn chế những bất cập trong NÐ 41, nhất là đòi hỏi một sự thay đổi tất yếu do yêu cầu thực tế trong cho vay nông nghiệp, nông thôn, ngày 09/6/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2015/NÐ-CP thay thế Nghị định 41/2010/NÐ-CP. NÐ 55 cơ bản đã khắc phục được hầu hết những vướng mắc, hạn chế của NÐ 41 và có nhiều điểm mới, phù hợp với xu hướng mới trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, thúc đẩy sản xuất phát triển, bứt phá kinh tế nông nghiệp, nông thôn như:

Bổ sung đối tượng được vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm cả các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình ngoài địa bàn nông thôn nhưng tham gia sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; Nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, chủ trang trại, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã... lên từ 1,5 đến 2 lần;  Có quy định riêng về chính sách tín dụng khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, mô hình ứng dụng công nghệ cao; Ðưa ra phương thức cho vay mới (phương thức cho vay lưu vụ); Có cơ chế khuyến khích khách hàng vay vốn tham gia mua bảo hiểm. Ngoài ra, NÐ đã quy định cụ thể hơn về nguyên tắc, quy trình xử lý các khoản nợ vay gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh trên phạm vi rộng hoặc do nguyên nhân khách quan bất khả kháng đối với khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Khuyến khích các tổ chức tín dụng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua quy định về trích lập dự phòng rủi ro, hỗ trợ nguồn vốn và các công cụ điều hành chính sách tiền tệ khác; NÐ 55 cũng bổ sung thêm quy định cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại tổ chức tín dụng không phải nộp lệ phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản tại cơ quan thực hiện chứng thực hợp đồng.

Tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong của mình trong đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn trong hệ thống ngân hàng ngay từ tháng 7/2015, Agribank đã ban hành Quy chế cấp tín dụng phục vụ chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55 (VB số 515/QÐ-HÐTV-HSX). Với một tấm áo mới, kỳ vọng Nghị định sẽ khơi thông dòng vốn tín dụng đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Dư nợ cho vay theo NÐ 41 đến 30/6/2015 đạt 181.514 tỷ đồng, số khách hàng còn dư nợ là 2.016.348 khách hàng. Agribank đã góp phần đưa dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đến 30/6/2015 là 426.022 tỷ đồng.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Phó Chủ tịch Cần Thơ: Báo cáo hằng ngày nhưng 'gỡ hoài không ra'

Phó Chủ tịch Cần Thơ: Báo cáo hằng ngày nhưng 'gỡ hoài không ra'

TPO - Dù cố gắng dồn sức tháo gỡ ngay đầu năm, tháo gỡ cơ chế chính sách, làm cật lực nhưng quy mô nền kinh tế vẫn không tăng hơn nhiều so với các năm trước. Điều đó, cho thấy sự lớn mạnh của thành phố vẫn còn chậm, các bước nhịp chưa được nhanh, chưa có hoạt động đột phá để nâng cao giá trị…
Chính phủ yêu cầu sớm xử lý Ngân hàng SCB

Chính phủ yêu cầu sớm xử lý Ngân hàng SCB

TPO - Nghị quyết của Chính phủ nêu rõ yêu cầu ngành ngân hàng cần sớm thực hiện theo thẩm quyền hoặc trình cấp thẩm quyền phương án xử lý đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), không để chậm trễ hơn nữa; khẩn trương trình phương án chuyển giao bắt buộc Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu và Ngân hàng TMCP Đông Á.
Agribank thay đổi lãnh đạo cấp cao

Agribank thay đổi lãnh đạo cấp cao

TPO - Ông Trần Văn Dũng phụ trách điều hành hoạt động Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank). Ông Phạm Toàn Vượng được giao phụ trách Đảng bộ Agribank.