8 điều quan trọng sống còn về bệnh tiểu đường ít người biết

8 điều quan trọng sống còn về bệnh tiểu đường ít người biết
Đây là những điều quan trọng sống còn về bệnh tiểu đường nhưng rất nhiều người không biết, thậm chí hiểu lầm một cách tai hại.

Tiểu đường không phải bệnh nan y. Ước tính, lượng người chết về bệnh tiểu đường mỗi năm lớn hơn số lượng bệnh nhân chết vì ung thư vú và AIDS gộp lại. Lượng người mắc tiểu đường cũng vượt gấp hai lần so với bệnh nhân mắc các vấn đề tim mạch.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc coi tiểu đường là một căn bệnh nan y. Các chuyên gia tiến hành nghiên cứu thành công một số loại thuốc có khả năng giảm các biến chứng nguy hiểm từ căn bệnh.

Tiểu đường có thể “tấn công” nhiều đối tượng. Rất nhiều người thừa cân mắc chứng tiểu đường. Dù vậy, không phải bất cứ ai thừa cân đều mắc căn bệnh này.

Bên cạnh vấn đề cân nặng, những yếu tố như tuổi tác, tiền sử gia đình, chủng tộc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng mắc bệnh.

Bệnh nhân tiểu đường không nhất thiết phải tránh xa đường. Thực tế, một lượng nhỏ đường trong bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân có ý nghĩa tích cực. Đừng quá lo lắng, việc cho phép mình ăn một chút đồ ngọt suốt quãng thời gian dài kiêng khem có thể chấp nhận được.

Tiểu đường không phải bệnh truyền nhiễm. Hiện không ít trường hợp mắc bệnh tiểu đường chưa được xác định rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định nó không phải là bệnh truyền nhiễm.

Chính vì vậy, đừng e ngại khi dành thời gian chăm sóc cho người thân mắc căn bệnh này. Gần họ, bạn có cơ hội tìm hiểu bệnh từ đó điều chỉnh cách ăn uống, sinh hoạt để tránh xa nó.

Hệ miễn dịch của bệnh nhân tiểu đường tương đương người khỏe mạnh. Theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường, các chuyên gia tin rằng hệ miễn dịch của họ phát triển bình thường. Họ không dễ bị cảm lạnh, cảm cúm hơn so với những người khác.

Những người này được khuyến khích tiêm phòng nhằm ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng mà họ có thể hứng chịu nếu mắc cúm.

Tiêm insulin không đồng nghĩa với việc bệnh ngày càng trầm trọng. Để kiểm soát lượng đường trong máu, bệnh nhân phải duy trì chế độ ăn uống cân bằng, sử dụng thuốc và tập luyện.

8 điều quan trọng sống còn về bệnh tiểu đường ít người biết ảnh 1

Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin nên buộc phải tiêm insulin vào cơ thể. Nó chỉ là một đặc trưng, không chỉ ra bệnh đang tiến triển xấu.

Bệnh nhân tiểu đường không thể tự khẳng định lượng đường trong máu thấp. Thực tế, người bị tiểu đường khó có thể cảm nhận lượng đường trong máu của họ có xuống thấp hay không. Ngay cả khi tình trạng này xảy ra, nó rất dễ bị nhầm với những thứ khác như cảm giác lâng lâng khi bị cúm.

Thực phẩm giàu carbohydrates không tốt cho bệnh tiểu đường. Ăn nhiều thực phẩm giàu carbs dễ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Dù vậy, bệnh nhân tiểu đường không nhất thiết phải tránh xa loại đồ ăn này. Chẳng hạn, bạn vẫn có thể ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt song cần điều độ, đảm bảo cân bằng trong chế độ dinh dưỡng.

Theo Theo Kiến thức
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.