Báo động rối loạn sức khỏe tâm thần học đường

78,64% phụ huynh thiếu hiểu biết về sức khỏe tâm thần

Theo TS. Trần Thành Nam, các bậc phụ huynh nên chú trọng các biện pháp phòng ngừa tổn thương SKTT ở học sinh (Ảnh minh họa). Ảnh: Hồng Vĩnh.
Theo TS. Trần Thành Nam, các bậc phụ huynh nên chú trọng các biện pháp phòng ngừa tổn thương SKTT ở học sinh (Ảnh minh họa). Ảnh: Hồng Vĩnh.
TP - TS Trần Thành Nam, Trường ĐH giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, điều nguy hiểm ở nước ta cha mẹ học sinh nhận thức về tổn thương sức khỏe tâm thần (SKTT) còn hạn chế. Theo TS Nam, ở các nước tiên tiến như Mỹ, Pháp, Singapore…họ coi chữa bệnh là muộn màng nên rất chú trọng biện pháp phòng ngừa.

TS Nam cho hay, năm 2001, ông đã nghiên cứu đề tài Nhận thức của các bậc cha mẹ về tổn thương sức khỏe tâm thần ở trẻ. Kết quả có đến, 78,64% phụ huynh hạn chế hiểu biết về tổn thương SKTT. Đa số phụ huynh nghĩ, chỉ khi học sinh có biểu hiện nặng như tổn thương về não, viêm não, mất ý thức, đần độn, kích động đập phá, có ảo giác, hoang tưởng, tự kỷ... mới là bị bệnh. Kết quả ban đầu cho thấy, gia đình, giáo viên đã biết nhận diện sớm về tổn thương sức khỏe tâm thần để tìm cách can thiệp. Nhiều người đã biết tìm kiếm sự giúp đỡ của các nhà tâm lý lâm sàng, tâm lý học đường để được giúp đỡ.

Theo TS Nam, năm 2009, một nghiên cứu đánh giá mức độ các rối loạn tâm thần ở thanh thiếu niên Việt Nam qua phỏng vấn 1.368 hộ gia đình chọn mẫu tại Đà Nẵng và Khánh Hòa cho thấy khoảng 12,1% thanh thiếu niên được cho là đáp ứng các triệu chứng của rối loạn tâm thần. Cũng trong năm này, Viện Sức khỏe Tâm thần khảo sát với 1.202 học sinh trong độ tuổi từ 10 - 16 tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy tỉ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần nói chung là 19,46 %.

Ông Nam cho biết, ở Mỹ các trường học THPT đều phải có cán bộ tâm lý học đường có trình độ thạc sỹ trở lên. Họ đảm nhiệm việc hỗ trợ học sinh phát triển một số kỹ năng cá nhân, đảm bảo cho các em trưởng thành, thích nghi tốt với môi trường tương lai. Công việc của một nhà tư vấn tâm lý học đường rất bận rộn, họ liên tục gặp gỡ phụ huynh, học sinh và cán bộ trong trường để nắm thông tin. Sau đó họ xây dựng những bài học có cấu trúc giúp học sinh đạt được những năng lực, kỹ năng mong muốn. Nếu cá nhân nào đó “có vấn đề”, họ sẽ phát hiện sớm. Ở các trường học  tại Mỹ, họ không chờ bệnh nhân đổ bệnh mới điều trị, mà nhiều chương trình phòng ngừa, nhận diện sớm được các chuyên gia tâm lý tập huấn cho phụ huynh.

TS Nam kể, trong những lần có cơ hội trò chuyện, chia sẻ với giáo viên kiêm nhiệm phụ trách phòng tư vấn tâm lý trường học hiện nay anh thấy họ có nhiều nỗi khổ. Trước hết, họ không được đào tạo chuyên môn sâu nên khi học sinh bị khủng hoảng tâm lý, bản thân giáo viên chỉ dựa vào kinh nghiệm sống của mình để tư vấn. Chưa kể, nhiều hiệu trưởng lúng túng, không biết triển khai tư vấn tâm lý học đường trong trường học như thế nào.

 Năm 2005, Bộ GD&ĐT ban hành công văn số 9971 hướng dẫn triển khai công tác tư vấn cho học sinh – sinh viên, trong đó có hướng dẫn về các nội dung tư vấn học đường. Tuy nhiên, giai đoạn đó đa số chỉ chú trọng hướng dẫn đến sức khỏe sinh sản vị thành niên, các vấn đề tư vấn tâm lý chưa được chú trọng. Tháng 12/2015, Bộ GD&ĐT tiếp tục ban hành văn bản chỉ đạo các Sở GD&ĐT tư vấn các trường, hướng tới mỗi trường học tiến tới có một chuyên gia tâm lý tuy nhiên chưa có lộ trình, giải pháp cụ thể. 

MỚI - NÓNG
Becamex IDC thế chấp 19 lô đất
Becamex IDC thế chấp 19 lô đất
TPO - Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC - mã chứng khoán: BCM) vừa duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ năm nay với tổng giá trị tối đa theo mệnh giá là 1.080 tỷ đồng nhằm cơ cấu lại nợ, tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu là 19 thửa đất tại Bình Dương. 
Đằng sau hợp tác không gian Mỹ-Nga-Trung
Đằng sau hợp tác không gian Mỹ-Nga-Trung
TP - Hợp tác không gian Mỹ-Trung và Nga-Trung đang được đẩy mạnh vì các chiến lược, chương trình không gian của 3 nước có nhiều điểm chung và giúp tăng cường quan hệ song phương về tổng thể trong bối cảnh địa chính trị, cạnh tranh nước lớn ngày càng gay gắt.