4 bài học dạy con tài chính và nguyên tắc ‘Giảm kỳ vọng, tăng kỳ công’

0:00 / 0:00
0:00
Phần lớn phụ huynh đều có mong muốn con lớn lên sẽ trở thành người thành đạt, tự chủ về tài chính nhưng lại thường ngần ngại khi phải nói chuyện với con về tiền. PGS. TS. Trần Thành Nam chia sẻ “Thay vì đặt quá nhiều kỳ vọng, hãy dành thời gian và công sức ra để dạy con về tiền từ sớm”. Dưới đây là 4 bài học cần thiết để các phụ huynh tham khảo.
4 bài học dạy con tài chính và nguyên tắc ‘Giảm kỳ vọng, tăng kỳ công’ ảnh 1

PGS.TS Thành Nam cho rằng các bậc cha mẹ cần giảm kỳ vọng, tăng kỳ công khi giáo dục con về đồng tiền

Bài học đầu tiên: Tiền không tự dưng mà có

Trẻ thường nhìn nhận cha mẹ là nguồn tiền có sẵn chứ không thể hiểu ngay rằng tiền đến từ sự lao động chăm chỉ của cha mẹ. Thay vì kỳ vọng con phải thông cảm cho mình, các bậc phụ huynh hãy giải thích con cha mẹ đi làm mỗi ngày để có tiền chi trả cho các sinh hoạt của cả gia đình. Cha mẹ là những tấm gương lao động gần gũi nhất, hãy chia sẻ cho con về công việc của mình để trẻ thấy được lợi ích của lao động và hiểu được sự vất vả của cha mẹ. Bên cạnh đó, để con có thể hình dung cách kiếm tiền và các công việc, phụ huynh có thể cho con tham gia các hoạt động hướng nghiệp và thử sức ở những lĩnh vực con thích.

Bài học thứ 2: Tiết kiệm phải trở thành thói quen

Trước khi học cách sử dụng tiền, trẻ cần có ý thức tiết kiệm. Dù chưa đi làm nhưng trẻ đã có thể có một khoản “thu nhập” kha khá từ tiền lì xì, tiền thưởng,... Thay vì giữ hộ con hay cho phép con tiêu hết số tiền chúng có, hãy hướng dẫn con bỏ ống heo tiết kiệm. Mục đích của việc tiết kiệm là để giúp con có một khoản tiền dự phòng khi cần.

Ví dụ như khi con muốn mua một món đồ chơi mới, thay vì đồng ý ngày, bố mẹ nên gợi ý con tiết kiệm để mua, giúp trẻ lên kế hoạch thực hiện và đặt mục tiêu để dành đủ tiền. Việc mua món đồ mình muốn bằng chính số tiền mình nỗ lực để dành, trẻ sẽ rất tự hào và trân trọng món đồ đó hơn. Bên cạnh đó, trẻ thường có xu hướng đòi hỏi nhu cầu được đáp ứng liền, thói quen tiết kiệm sẽ giúp con học được tính kiên nhẫn khi đưa ra các quyết định về tiền bạc.

4 bài học dạy con tài chính và nguyên tắc ‘Giảm kỳ vọng, tăng kỳ công’ ảnh 2

MC Diệp Chi chia sẻ bảng tiết kiệm Cha Ching hữu ích giúp cô con gái thực hiện được dự định cá nhân. Tham khảo bảng mẫu tại link.

Bài học thứ 3: Chi tiêu thông minh cho cả gia đình

Kỹ năng sử dụng tiền hợp lý sẽ chuẩn bị cho trẻ kiến thức và kỹ năng đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn khi chúng lớn lên. Vì đồng tiền không dễ dàng mà có được, trẻ cần có ý thức sử dụng sao cho hợp lý.

Trẻ em học rất nhanh qua việc quan sát và làm theo cha mẹ của chúng. Cách đơn giản để bắt đầu dạy con về chi tiêu thông minh là làm gương và chia sẻ với con kế hoạch sử dụng tiền hàng tháng của gia đình, đồng thời cho con tham gia vào các hoạt động chi tiêu hàng ngày của cha mẹ như đi chợ, mua sắm,...

Một vấn đề phụ huynh cần lưu tâm là trẻ nhỏ thường không phân biệt được nhu cầu và mong muốn nên có xu hướng chi tiền thiếu suy nghĩ vào những thứ không cần thiết. Cha mẹ cần kiên nhẫn giải thích cho con biết nhu cầu là những thứ thiết yếu, cần phải được ưu tiên còn mong muốn là những thứ không ảnh hưởng đến cuộc sống và có thể chờ đợi. Ví dụ như giữa việc mua đồ chơi và việc đi chợ mua đồ ăn cho bữa tối, con cần ưu tiên việc đi chợ hơn.

4 bài học dạy con tài chính và nguyên tắc ‘Giảm kỳ vọng, tăng kỳ công’ ảnh 3

Cho phép con cùng tham gia lên danh sách mua sắm, cân đối chi tiêu để con biết cách chi tiêu hợp lý

Bài học số 4: Quyên góp, từ thiện không chỉ là giúp đỡ về tiền

Việc làm từ thiện là cơ hội tốt để dạy trẻ quý trọng cuộc sống mình đang có hơn, biết thông cảm và sẻ chia với những người khác. Trẻ có thể học cách giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn bằng nhiều hình thức khác nhau như tiền, thời gian, vật chất.

Không chỉ dạy bằng lời nói mà phụ huynh cần hướng dẫn, tạo điều kiện cho con trực tiếp tham gia vào các hoạt động từ thiện. Cha mẹ có thể dẫn con theo trong các chuyến đi từ thiện, chó phép con tham gia các hoạt động quyên góp hay công ích ở trường, trực tiếp hướng dẫn trẻ quyên góp tiền mặt hay quần áo, sách truyện tùy theo khả năng của mình. Hãy cho con tham gia để hiểu được giá trị của việc chia sẻ và cho đi, để bé sống có ích hơn và biết trân trọng những gì mình đang có.

4 bài học dạy con tài chính và nguyên tắc ‘Giảm kỳ vọng, tăng kỳ công’ ảnh 4

Các chuyên gia đều đồng ý nên dạy con quản lý tài chính càng sớm càng tốt.

Trong tọa đàm “Vì sao nên giáo dục trẻ về tiền từ bé?” do Prudential Việt Nam và VNExpress thực hiện, PGS. TS. Trần Thành Nam khẳng định “Nên dạy trẻ em về tiền từ sớm, và nếu có thể thì hãy bắt đầu từ 3 tuổi”. Theo ông, 4 khái niệm cơ bản về tiền kể trên nên được dạy theo phương pháp đồng tâm và gia tăng khái niệm qua mỗi lứa tuổi. Tùy vào độ tiếp xúc của con với thế giới tài chính mà các khái niệm mở rộng từ kiếm tiền ra sao, tiết kiệm là gì cho đến cách sử dụng tiền thông minh, đầu tư,... Qua những bài học đơn giản được kết hợp với các hoạt động và những lời nhắc nhở hàng ngày, cha mẹ có thể giúp con chuẩn bị các kiến thức và kỹ năng để đối mặt với những thử thách về tài chính trong tương lai.

Dự án giáo dục quản lý tài chính Cha Ching do TNHH BHNT Prudential Việt Nam phối hợp tổ chức JA Việt Nam thực hiện. Giáo trình Cha Ching phát triển bởi Quỹ Prudence (Quỹ hỗ trợ cộng đồng của Tập đoàn Prudential tại châu Á) và được dịch ra 10 ngôn ngữ giảng dạy trên nhiều quốc gia châu Á. Tại Việt Nam, chương trình đã được triển khai tại các trường tiểu học thông qua chuỗi hoạt động "học mà chơi, chơi mà học" đa dạng và lôi cuốn. Với hình thức mới mẻ, Cha-Ching giáo dục cho trẻ từ 7 - 12 tuổi và cả người lớn về tầm quan trọng của việc quản lý tài chính, rèn luyện và phát triển toàn diện các thói quen quản lý tài chính thông minh.

Tìm hiểu thêm về Cha Ching tại: https://chaching.cartoonnetworkasia.com/vn/

MỚI - NÓNG
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
TP - Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Hà Văn Siêu từng đánh giá Đà Nẵng là địa phương điển hình của đổi mới sáng tạo, luôn tìm cách để du khách trải nghiệm, thụ hưởng cảnh quan, đắm chìm trong các sự kiện, lễ hội nhiều nhất. Thành phố bước vào mùa mưa lạnh cuối năm với thời tiết nhiều bất lợi nhưng vẫn không “ngủ vùi trong chăn” mà liên tục tung ra sản phẩm, thổi luồng khí ấm cho du lịch Đà Nẵng.