3 loại thực phẩm có thể “đầu độc” bạn

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Là những thực phẩm quen thuộc và giàu dinh dưỡng, ít ai nghĩ rằng những loại thực phẩm sau có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe và "đầu độc" bạn.

Khoai tây

Nếu bạn đã ăn khoai tây chiên nhiều hơn một lần, bạn nên biết rằng không phải tất cả các loại khoai tây đều an toàn cho sức khỏe. Đặc biệt là khi trong quá trình bảo quan, khoai tây phải tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng, lúc này một hóa chất độc hại được gọi là solanine có thể phát triển và "đầu độc" bạn bằng cách gây ra tiêu chảy cùng nôn mửa cho nếu bạn vô tình ăn phải.

Triệu chứng này có thể kéo dài từ 1-6 ngày và khiến bệnh nhân hoàn toàn kiệt sức. Nhưng may mắn là chúng ta có thể nhận biết các dấu hiệu của độc tố solanine bằng các vùng có màu xanh dưới lớp vỏ của khoai tây. Khoai tây bị phơi sáng nhiều và đã hình thành độc tố cũng có thể phát triển các mầm nhỏ. Một khi bạn gọt bỏ tất cả vùng có màu xanh và mầm nhỏ, bạn hoàn toàn có thể thưởng thức khoai tây mà không phải lo ngại về các vấn đề sức khỏe.

 3 loại thực phẩm có thể “đầu độc” bạn ảnh 1

Sắn (khoai mì)

Còn được gọi là sắn hoặc bột sắn , sắn có nguồn gốc ở Nam Mỹ và là nguồn cung cấp calories quan trọng thứ ba trong vùng nhiệt đới này. Một điều đáng lo ngại là sắn chứa rất nhiều xyanua, một loại chất độc hại.

Khi được chế biến và bảo quản đúng cách như phơi khô, sắn trở nên vô hại, nhưng nếu bỏ qua bất kỳ khâu xử lý nào trong quá trình chế biến thành phẩm cũng biến sắn trở thành loại độc dược nguy hiểm.

Do tính chất nguy hiểm này mà quy trình chế biến các thực phẩm có nguồn gốc từ sắn được quy định chặt chẽ và cần có sự giám sát nghiêm ngặt. Nếu không cẩn thận, chất độc trong củ sắn có thể khiến người sử dụng bị một hội chứng gây tê liệt được gọi là konzo cùng các triệu chứng như khó thở, đau ngực, tiêu chảy.

 3 loại thực phẩm có thể “đầu độc” bạn ảnh 2

Đậu ngự

Đậu ngự có chứa các chất độc gọi là Phytohaemagglutinin và theo các nhà khoa học khuyến cáo, loại đậu này phải được đun sôi trong ít nhất 10 phút trước khi có thể ăn mà không gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Một điểm đáng lưu ý là bạn phải chắc chắn rằng nước ở nhiệt độ sôi trong 10 phút đó bởi nếu bạn nấu đậu ở nhiệt độ dưới 100 độ C, độc tính của đậu ngự được nhân lên. Có nghĩa là bạn không nên hầm đậu ngự trong nồi lâu trừ khi bạn đã đun sôi chúng.

Các triệu chứng khi trúng độc bao gồm đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và ói mửa từ nhẹ đến nghiêm trọng. Nhưng may mắn là trong nhiều trường hợp các phản ứng này tự giảm và mất đi trong một vài giờ. Tuy nhiên, theo các ghi chép trong phòng thí nghiệm, những con chuột có chế độ ăn uống có 1% đậu ngự đã chết chỉ trong hai tuần.

Theo Theo Trí Thức Trẻ
MỚI - NÓNG
Vì sao từ khóa phông bạt vào đề văn lớp 10?
Vì sao từ khóa phông bạt vào đề văn lớp 10?
TPO - Đề văn của một trường THPT tại TPHCM ra yêu cầu ngắn gọn: "Hãy viết bài văn nghị luận bàn về lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay". Một số phụ huynh nhận định đề thi thú vị, mang tính thời sự. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng từ "phông bạt" xuất hiện trong đề thi là không phù hợp.