127 tập đoàn, tổng công ty nợ gần 1,35 triệu tỷ đồng

127 tập đoàn, tổng công ty nợ gần 1,35 triệu tỷ đồng
127 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ - công ty con có tổng số nợ phải trả là 1.348.752 tỷ đồng, tăng 6% so với 2011, chiếm 56% tổng nguồn vốn.

127 tập đoàn, tổng công ty nợ gần 1,35 triệu tỷ đồng

Các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật

> Hai công ty vàng lớn nhất nước tạm dừng hoạt động

127 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ - công ty con có tổng số nợ phải trả là 1.348.752 tỷ đồng, tăng 6% so với 2011, chiếm 56% tổng nguồn vốn.

Đây là một trong rất nhiều con số đáng chú ý ở báo cáo tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có cổ phẩn, vốn góp của nhà nước, vừa được Chính phủ gửi đến Quốc hội.

Dù đánh giá là các doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty vẫn có sự tăng trưởng đáng kể, song Chính phủ cũng nhận định hiệu quả sản xuất kinh doanh của khối này chưa tương xứng với quy mô vốn, tài sản của doanh nghiệp, năng suất lao động không cao
Dù đánh giá là các doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty vẫn có sự tăng trưởng đáng kể, song Chính phủ cũng nhận định hiệu quả sản xuất kinh doanh của khối này chưa tương xứng với quy mô vốn, tài sản của doanh nghiệp, năng suất lao động không cao.
 

Theo báo cáo, kết thúc năm tài chính 2012, cả nước có 846 doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Báo cáo hợp nhất của các doanh nghiệp này cho biết các thông tin: tổng tài sản 2.569.433 tỷ đồng vốn chủ sỡ hữu 1.019.578 tỷ, doanh thu đạt 1.709.171 tỷ, lợi nhuận trước thuế là 166.941 tỷ, nộp ngân sách 221.673 tỷ.

So với năm 2011, các kết quả trên lần lượt tăng 13%, 26%, 4,3% 7% và 12%.

Trong khi khối các tập đoàn lợi nhuận đạt 125.187 tỷ đồng, tăng 12% thì khối tổng công ty chỉ đạt 26.965 tỷ và tăng 2% so với năm trước.

Mặc dù nhận xét khối tổng công ty có mức tăng trưởng chậm, song Chính phủ khẳng định các tập đoàn, tổng công ty vẫn đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước trên toàn quốc.

Dành phần riêng để báo cáo về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 127 tập đoàn, tổng công ty, Chính phủ cho biết tổng tài sản của khối này là 2.392.274 tỷ đồng, tăng 28,2% so với năm 2011.

Các con số về đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn đều tăng lần lượt ở mức 28,25 và 5,07% với các con số tương ứng là 153.575 tỷ và 171.373 tỷ.

Vẫn theo báo cáo hợp nhất, khối này có tổng số nợ phải thu năm 2012 là 275.975 tỷ đồng, trong đó nợ phải thu khó đòi là 13.490 tỷ đồng, tăng 24,5% so với năm trước và chiếm 4,89% tổng số nợ phải thu.

Chính phủ cũng điểm danh một số công ty mẹ có tỷ lệ nợ phải thu/tổng tài sản ở mức trên 50%, thậm chí trên 60%. Như Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 nợ phải thu chiếm 66%, hay công ty mẹ - Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 chiếm 62%...

Con số giảm hiếm hoi được dành cho tổng số hàng tồn kho với 222.264 tỷ đồng, giảm 4% so với thực hiện năm 2011 và chiếm 9,3% tổng tài sản.

Với nợ phải trả, con số luôn được coi là nhạy cảm của khối tập đoàn, tổng công ty, báo cáo cho hay hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2012 là 1,46 lần.

Riêng số này báo cáo không đưa ra so sánh. Song, theo văn bản trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Tài chính vào kỳ họp cuối năm 2012 thì tính đến thời điểm 31/12/2011, tổng số nợ phải trả của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước là 1.292.400 tỷ đồng, tăng 18,9% so với 2010. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2011 là 1,77 lần.

Tăng nhẹ 2% so với năm trước là nợ vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng với 402.955 tỷ đồng. Có số nợ vay tương đối lớn là Tập đoàn Dầu khí 124.499 tỷ đồng, Tập đoàn Điện lực 103.194 tỷ, Tổng công ty Hàng hải 31.681 tỷ…

Các tập đoàn, tổng công ty cũng đang nợ nước ngoài 315.851 tỷ đồng, vay ngắn hạn là 70.659 tỷ, dài hạn là 245.192 tỷ. Trong đó, vay lại vốn ODA của Chính phủ là 54,574 tỷ đồng, vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 150.681 tỷ, còn lại các doanh nghiệp tự vay, tự trả.

Chủ yếu từ nguồn lợi nhuận sau thuế, vốn chủ sở hữu của các tập đoàn là 921.638 tỷ đồng, tăng 197.831 tỷ (tương đươn 27%) so với thực hiện năm 2011, chiếm 39% tổng nguồn vốn, báo cáo cho hay.

Chính phủ cho rằng, xét tổng thể, các tập đoàn, tổng công ty bảo toàn được vốn chủ sở hữu, hệ số bảo toàn vốn bình quân là 1,27 lần. Nhưng cũng có nhưng tổng công ty không bảo toàn được vốn chủ sở hữu do kinh doanh thua lỗ, gặp nhiều rủi ro, không tự chủ được về tài chính dẫn đến vốn chủ sở hữu giảm sút (hệ số bảo toàn vốn H nhỏ hơn 1 hoặc âm).

Các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu âm được điểm tên là Tổng công ty Xăng dầu Quân đội – 205 tỷ, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – 2.177 tỷ, Tổng công ty Cơ khí xây dựng – 316 tỷ…

Báo cáo hợp nhất của 25 tập đoàn, tổng công ty đến 31/12/2012 có lỗ lũy kế là 17.033 tỷ đồng và 16 công ty mẹ lỗ lũy kế 11.820 tỷ đồng, báo cáo cho hay.

Có tên trong danh sách lỗ này là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam với 4.562 tỷ đồng, Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC lỗ 246 tỷ, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 lỗ 44 tỷ…

Tại báo cáo, Chính phủ vẫn nêu tình trạng đầu tư ra ngoài ngành của doanh nghiệp nhà nước còn lớn, kém hiệu quả, trong khi hầu hết các “ông lớn” đều đang đầu tư dựa trên vốn vay.

Các con số cụ thể cho thấy giá trị đầu tư vào chứng khoán, vào quỹ đầu tư, bảo hiểm của các công ty mẹ đều giảm, riêng đầu tư vào ngân hàng lại tăng 3% so với năm 2011, với 13.152 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, giá trị đầu tư vào bất động sản của các công ty mẹ không có ngành kinh doanh chính trong lĩnh vực bất động sản là 6.089 tỷ đồng, tăng 1.188 tỷ so với năm trước.

Dù đánh giá là các doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty vẫn có sự tăng trưởng đáng kể, song Chính phủ cũng nhận định hiệu quả sản xuất kinh doanh của khối này chưa tương xứng với quy mô vốn, tài sản của doanh nghiệp, năng suất lao động không cao.

Việc tồn tại tình trạng độc quyền trong một số lĩnh vực làm cho doanh nghiệp nhà nước không chịu sức ép cạnh tranh, dẫn đến sức ỳ lớn, báo cáo viết.

Chính phủ cũng nêu lại một thực trạng được nhắc đến rất nhiều lần tại nghị trường là năng lực, quản trị ban điều hành của một số tập đoàn, tổng công ty còn yếu kém, làm thất thoát vốn, tài sản, để xảy ra nợ xấu, thua lỗ liên tục nhưng chưa hoặc không được xử lý trách nhiệm rõ ràng, cụ thể.

Theo Minh Thúy
Vneconomy

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Vang mãi khúc quân hành
Vang mãi khúc quân hành
TPO - Ngày 14/12, Học viện Kỹ thuật Quân sự tổ chức Ngày hội văn hóa và chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Cảnh tượng chưa từng có ở Hưng Yên
Cảnh tượng chưa từng có ở Hưng Yên
TPO - Concert Anh trai vượt ngàn chông gai tại Hưng Yên tối 14/12 hút hàng chục nghìn khán giả. Nhiều người cố săn vé ngay sát giờ diễn, bất chấp giá cao. Trong thời gian chờ đợi các nghệ sĩ xuất hiện, hàng chục nghìn khán giả hát vang Quốc ca.